1. Bleach

Tác giả của Bleach – Tite Kubo – thừa nhận rằng đến tận những năm cuối thời cao trung, anh vẫn chưa bao giờ đọc qua một cuốn manga hay có kinh nghiệm và kiến thức sáng tác nào cả. Khi anh nộp một tác phẩm do mình sáng tác lên Shounen Jump để tham dự một cuộc thi, anh đã rớt. Tuy nhiên, một biên tập viên đã gọi điện và yêu cầu được làm việc cùng Kubo. Nhờ vậy, tác phẩm one-shot đầu tiên của anh được ra đời.

Một thời gian sau, anh được khơi nguồn cảm hứng để vẽ ra một nhân vật nữ thần chết mặc kimono – Đó chính là Rukia. Dần dần, ý tưởng về Bleach đã được hình thành và được chính Kubo gửi lên Shoune Jump. Nhưng một lần nữa, họ từ chối ý tưởng của anh. Kubo nản lòng và quyết định từ bỏ Bleach. Đến một ngày nọ, Kubo nhận được một lá thư khích lệ từ Akira Toriyama? – cha đẻ của tuyệt tác Dragon Ball Z – từ lúc đó, Kubo đã vực dậy tinh thần và tiếp tục tác phẩm của mình. Sau đó, Shounen Jump đã phát hiện được tiềm năng to lớn của Bleach và đã cho xuất bản bộ manga này vào năm 2001. Quả như dự đoán, series đã tạo nên một cơn sốt kinh khủng trong cộng đồng fan manga Shounen.

2. No Game, No Life

Yuu Kamiya không thích vẽ nhiều cảnh chiến đấu lắm, nên anh đã bắt đầu với một bộ xoay quanh những trò chơi. Anh đã dự tính sáng tác No Game No Life thành series manga, nhưng vì mắc phải một căn bệnh hiếm gặp, anh không thể kham nổi lượng công việc khổng lồ mà một mangaka bình thường phải làm. Trong khoảng thời gian nằm viện, anh lên toàn bộ ý tưởng trong đầu mình và sáng tác thành light novel.

Ban đầu, Kamiya dự định bộ tiểu thuyết này sẽ gồm 3 phần. Nhưng ngay giữa phần 2, Kamiya phải quay trở về quê nhà mình ở Brazil để chữa trị thêm. Thời gian càng lúc càng ít, để có thể đảm bảo thời hạn giao bài, vợ của anh – Mashiro Hiiragi – đã đảm nhận nhiệm vụ minh họa và biên tập viên mới được chỉ định làm việc với anh. Kamiya phải chỉnh lại toàn bộ câu chuyện vì anh nghĩ rằng kết thúc của vol 4 thiếu đi tính cao trào. Điều này gây ra vấn đề giữa anh với biên tập viên của mình, đó là chưa kể đến những rắc rối mà anh phải đổi mặt trong cuộc sống của mình. Do đó, vol 4 đã bị hoãn suốt 1 tháng.

Dù trải qua nhiều biến cố, 9 volume của bộ light novel này đã được ra mắt tính đến thời điểm hiện tại, và vào năm 2014 chuyển thể anime đã được ra mắt các fan hâm mộ và tạo ra hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng fan anime thời điểm đó.

3. Death Note

Tác giả của Death Note – Tsugumi Ohba – cho biết rằng mình không thể sáng tác manga theo dạng đánh nhau, bạo lực được, nên bác đã sáng tác thể loại rùng rợn vì nghĩ rằng thể loại này cũng rất ăn khách. Ông đã sáng tác mẩu truyện Death Note đầu tiên với cốt truyện hoàn toàn khác với bộ Death Note mà chúng ta xem. Sau khi được phát hành, bác cảm thấy rằng truyện như thế chưa đủ hay đối với tạp chí hàng khủng như Shounen Jump, và bác cũng không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ được phát hành thành series. Thế là thời gian trôi qua, Ohba-sensei đã gần như bỏ quên nó luôn.

Một ngày nọ, bác nhận được tin rằng Death Note được chấp nhận và đây là một tin quá đỗi bất ngờ với bác. Lúc đầu, họa sẽ vẽ Death Note – Takeshi Obata – nói rằng sau khi bác nhận được bản thảo đầu tiên về một bộ manga kinh dị lấy ý tưởng chính là thần chết, lúc đầu bác không hiểu nội dung câu chuyện lắm. Nhưng nhanh chóng, sensei đã suy nghĩ lại rằng đây chắc hẳn sẽ là một bộ manga thú vị với màu sắc u ám, tăm tối của thể loại tâm lý đây, và quả thật bộ Death Note đã được đón nhận đông đảo trên nhiều quốc gia khắp thế giới.

4. Gintama

Hideaki Sorachi dự tính sẽ sáng tác một bộ manga xoay quanh các Shinsengumi. Tuy vậy, dù yêu thích shinsengumi nhiều thế nào đi chăng nữa, mọi nỗ lực để tạo ra bộ mnaga hay về đề tài này đều thất bại. Thay vì hoàn toàn hủy bỏ ý tưởng này, bác vẫn gắn bó với chủ đề lịch sử Nhật Bản, nhưng thêm một số ý tưởng quái quái theo sở thích của mình. Sau nhiều lần lên ý tưởng và sáng tác manga, Gintama cuối cùng cũng đã được xuất bản thành series.

Không may thay, bộ Gintama không được nhiều người ưa thích lắm và đang tiến dần đến bờ vực bị hủy. Bản thân Hideaki Sorachi thì khá hài lòng với số lượng bán ra hiện thời của Gintama, nhưng nhà xuất bản thì không vui tí nào. Vì bộ này không được bán chạy lắm, nên đã bị cắt giảm số lượng in ấn. Bác hầu như không có hi vọng gì ở bộ này và nhiều người nói rằng bộ manga này sẽ không thể nào vượt qua con số 2 vol đâu. Hideaki Sorachi thừa nhận rằng trước khi vol 3 được ra mắt, bác không có bất kì ý tưởng mới lạ nào trong đầu cả. Trước tình trạng này, bác quyết định thêm nhiều kịch tính hơn cho bộ này. Cơ mà drama lại không phải là sở thích của bác, thế là Hideaki Sorachi bắt đầu thêm nhiều yếu tố hơn, và “một chút” óc hài hước của mình nữa. Thật ra, bác phải mất rất nhiều thời gian để lên bản thảo, bác ngồi trong phòng một mình hay đi bộ vòng vòng để có ý tưởng, và đến giờ Sorachi-sensei cũng không biết Gintama là bộ truyện tranh thuộc thể loại drama hay hài hước nữa. Cho nên bác đã quyết định xem bộ này thuộc thể loại hài hước – drama – siêu giả tưởng – lịch sử – khoa học viễn tưởng!

5. Neon Genesis Evangelion

Hideaki Anno đã trải qua 4 năm vật vã để hoàn thành bộ Nadia: The Secret of Blue Water. Ngày nọ, khi đi uống với nhân viên đại diên của King Records, và thời điểm đó bác quyết định cộng tác với King Records và Gainax. Bác đã khởi đầu bằng bộ Uru in Blue – và bộ này thảm đến nỗi không được sản xuất thành anime (sau này Uru in Blue đã được tái sản xuất lại vào năm 1998). Trong khoảng thời gian này, bác muốn tạo ra một bộ anime thu hút nhiều otaku, đó là lúc ý tưởng Neon Genesis Evangelion được nảy sinh. Lúc đầu bộ anime này có tên là Alcion nhưng đã được đổi tên vì tên cũ quá khó… phát âm.

Sau khi tựa đề Neon Genesis Evangelion được quyết định, cả đội ngũ đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất bộ anime. Qua vô số lần lên bản thảo, sửa đổi, bổ sung, deadline lại càng lúc càng đến gần. Trước tình cảnh đó, bản thảo ban đầu đã bị bỏ, giảm số lượng nhân vật và kết cục được thay đổi hoàn toàn. Vì ngày công chiếu càng lúc càng gần mà bộ phim vẫn chưa xong, nên rất nhiều cảnh hoạt họa trừu tượng, cảnh flashback được tái sử dụng trong bộ phim để giảm thời gian. Thế là bộ anime Neon Genesis Evangelion đình đám một thời đã được ra đời thế đấy.

6. Attack on Titan

Hajime Isayama đã từng tâm sự rằng, giống như ước mơ của nhiều mangaka khác, anh đã đi đến rất nhiều nhà xuất bản để được đánh giá truyện Attack on Titan với mong mỏi bộ truyện sẽ được phát hành. Họ đều rất thích ý tưởng và nội dung câu chuyện của anh nhưng đều từ chối tác phẩm này vì chất lượng tranh anh vẽ quá xấu (buồn!). Anh bắt đầu nghĩ đến việc từ bỏ bộ manga này vì cảm thấy mình không thể cạnh tranh nổi trong thế giới đầy những mangaka tài năng như thế.

Nhà xuất bản duy nhất cảm thấy thú vị với tác phẩm này chính là Kodansha. Isayama tự ti với bản thân mình đến nỗi khi biên tập viên của anh nói rằng thích bộ này, anh đã nghĩ “Ông này bị cái gì vậy?” Cũng mừng là tác phẩm tuyệt vời này đã được ra mắt công chúng, không chỉ được yêu thích tại Nhật Bản. Attack on Titan còn rất được lòng người hâm mộ trên khắp thế giới.

 

Kaito