{keywords}
 

Australia phác thảo quy định buộc Facebook và Google trả tiền cho các hãng tin địa phương cho các nội dung tin tức. Quyết định này của Australia vấp phải phản ứng dữ dội từ các công ty Mỹ, trong khi các hãng tin và nhà chức trách toàn cầu nín thở quan sát.

Mới đây, Facebook cho biết sẽ cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức quốc tế và trong nước trên nền tảng nếu dự luật được thông qua. Mạng xã hội và Ủy ban Tiêu dùng và cạnh tranh Australia (ACCC) vẫn đang đàm phán trước khi nhà chức trách chính thức đệ trình lên chính phủ.

Trong bài phát biểu qua Zoom, Chủ tịch ACCC Rod Sims khẳng định: “Nếu Facebook hành động như vậy, đây sẽ là nỗi hổ thẹn với nền dân chủ Australia và người dùng Facebook. Nó cũng làm suy yếu Facebook, vì vậy nó tùy thuộc vào họ. Nếu mọi người không thể đọc tin tức từ Facebook, họ sẽ chuyển sang nơi khác để làm việc ấy”.

Khi báo chí truyền thống để mất doanh thu quảng cáo vào tay các công ty Internet lớn, một số nước bắt đầu tìm cách buộc những hãng này trả tiền cho báo chí. Tuy nhiên, theo ông Sims, không có mô hình nào hiệu quả. Australia đề xuất một trọng tài để đặt ra điều khoản thanh toán nếu công ty Internet không thể thỏa thuận với hãng tin địa phương. Song, Facebook phản bác họ có thể phải trả khoản phí không giới hạn nếu làm như vậy.

Google cho biết họ đã ký hợp tác với một vài tòa soạn của Australia nhưng cảnh báo luật có thể đe dọa mảng tìm kiếm của hãng.

Ông Sims cho rằng kế hoạch của Australia không phải là đánh thuế Big Tech mà chỉ nhằm giải quyết sự mất cân bằng về quyền lực thị trường và tương lai của xã hội. Bộ trưởng ACCC nhận định nếu Facebook từ bỏ việc chia sẻ tin tức tại Australia để né luật, tình hình của mạng xã hội sẽ xấu đi nơi khác.

Du Lam (Theo Reuters)

Chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook có thành công?

Chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook có thành công?

Martin Sorrell, nhà sáng lập tập đoàn PR và quảng cáo lớn nhất thế giới WPP, đánh giá chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook không gây tác động lớn.