Với nhiều người, muốn con nên người thì phải giúp chúng học được bài học sâu sắc để rút kinh nghiệm cho lần sau. Bà mẹ dưới đây cũng vậy, chị đã gây "bão" mạng xã hội nhờ cách dạy con cực thông minh.
Theo đoạn clip ghi lại, cậu con trai đột nhiên xách balo đòi bỏ nhà ra đi và nhất quyết không chịu tiết lộ lý do vì sao với mẹ. Thấy thái độ bất cần của đứa trẻ, người mẹ đã có cách xử lý cực tinh tế.
Cô không hề đánh mắng, thay vào đó lại liên tục đặt câu hỏi khiến con trai sợ hãi :"Con mang theo gì trong balo vậy?", "Còn tiền thì sao, còn trường học nữa?", "Con sẽ ăn gì đây?", "Con định ở đâu?", "Con tự nấu ăn một mình à?"...
Cậu bé nghe vậy vội từ bỏ ý định đi "bụi", thế nhưng vì quá ngượng ngùng mà cậu nhóc không quên phụng phịu với mẹ bằng việc nói: "Con chỉ để đồ lại trong chốc lát thôi rồi lại đi". Người mẹ tâm lý lập tức vỗ về con trai: "Mẹ yêu con", "Chào mừng con trở về nhà".
Đoạn clip ghi lại phản ứng của cậu bé và cách giáo dục con của người mẹ đã nhận được nhiều lời tán thưởng từ cộng đồng mạng. Mọi người đồng tình cho rằng công cuộc dạy dỗ con nên người không hề dễ dàng và đòi hỏi các phụ huynh vừa phải kiên nhẫn, vừa cứng rắn nhưng cũng phải biết dịu dàng, uyển chuyển đúng lúc.
- "Mẹ thông minh quá";
- "Cách hỏi này là để người mẹ hiểu con mình suy nghĩ gì và tới đâu. Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài, cha mẹ không nên ép con theo cách áp đặt";
- "Thanh niên bỏ nhà đi chơi chút rồi tự mò về nhà ăn vì đói quá";
- "Cách dạy con thông minh và khoa học nên học hỏi"...
Những "mẫu số chung" của cha mẹ có con lớn lên thành công
1. Cha mẹ dạy con kỹ năng xã hội
Những kỹ năng từ khi trẻ còn ở tuổi mẫu giáo như giúp đỡ người khác, chia sẻ, đồng cảm, tự giải quyết vấn đề... giúp trẻ thành công khi trưởng thành.
Đây là kết quả một nghiên cứu kéo dài 20 năm của các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania và Đại học Duke, theo dõi hơn 700 trẻ từ tuổi nhà trẻ đến tuổi 25.
Những người thiếu các kỹ năng xã hội trên cũng có tỷ lệ cao hơn bị bắt, chìm trong nghiện ngập, phải sống nhờ trợ cấp...
"Nghiên cứu này cho thấy giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng tình cảm là một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho một tương lai mạnh mẽ của trẻ", Kristin Schubert, giám đốc chương trình của quỹ Robert Wood Johnson - quỹ tài trợ cho nghiên cứu trên, cho biết.
"Từ rất sớm, các kỹ năng này có thể quyết định một đứa trẻ có thể vào đại học hay đi tù, rằng chúng sẽ được tuyển dụng hay trở nên nghiện ngập".
2. Cha mẹ có mối liên kết tốt với con cái
Một bài viết được đăng tải trên PsyBlog - trang thông tin về tâm lý học nổi tiếng do Tiến sĩ Tâm Lý học Jeremy Dean, Đại học College London sáng lập, đã đề cập: cha mẹ là những người có thể "đáp ứng nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu và mong muốn của con họ" và "tạo nền tảng an toàn" để con họ khám phá thế giới.
Lee Raby, Giáo sư Tâm lý học Đại học Minnesota (Mỹ), cho biết trong một cuộc phỏng vấn báo chí: "Cha mẹ đầu tư vào các mối quan hệ cha mẹ - con cái ngay khi con còn nhỏ có thể mang lại lợi nhuận lâu dài cho sự phát triển trong tương lai của con".
3. Cha mẹ sống nguyên tắc, con cái có kỷ luật
Tình yêu thương của cha mẹ có thể là vô điều kiện, nhưng phải có nguyên tắc. Điều quan trọng là dạy trẻ tính kỷ luật. Cha mẹ không có nguyên tắc trong việc giáo dục con cái hoặc có nhưng cứ liên tục phá vỡ nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt cho tương lai của trẻ.
Nguyên tắc là khi trẻ làm sai điều gì, chúng ta không nên vì thương mà dung túng hay phá bỏ những quy tắc sẵn có mà hãy để trẻ tự nhận ra lỗi lầm của mình và kiên nhẫn hướng dẫn trẻ sửa sai.
Chỉ khi cha mẹ có nguyên tắc, họ mới có thể giáo dục những đứa trẻ có kỷ luật và ý thức đạo đức vững vàng. Nếu cha mẹ không tuân thủ nguyên tắc làm cha mẹ, nuông chiều con cái thì những đứa trẻ sẽ không có ý thức kỷ luật.
Con càng nhỏ, cha mẹ càng cần phải có lý trí và nguyên tắc hơn. Trước những hành vi xấu và những đòi hỏi vô lý của trẻ, cha mẹ phải dùng thái độ kiên quyết để trẻ hiểu được đâu là đúng, sai. Có một vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình, đó là mặc dù có quy tắc trong gia đình nhưng khi con cái khóc lóc, quậy phá thì cha mẹ lại mềm lòng, phá vỡ quy tắc đó.
Nhiều đứa trẻ hư đều có một điểm chung, đó là bố mẹ luôn có thể đáp ứng yêu cầu của chúng, chỉ cần con con nín khóc, cha mẹ sẽ hết lần này đến lần khác đáp ứng yêu cầu của con và đánh mất nguyên tắc.
Nếu muốn con cái tuân thủ quy tắc, cha mẹ trước tiên phải tuân theo nguyên tắc của chính mình. Khi cha mẹ đặt ra một số quy tắc cho con cái của họ, họ phải tuân thủ nghiêm ngặt và không dễ dàng phá vỡ các quy tắc.
4. Cha mẹ cho trẻ làm việc nhà
"Nếu lũ trẻ không rửa bát, thì có nghĩa là ai đó đang làm việc này hộ chúng. Khi đó, trẻ không chỉ được miễn trừ khỏi công việc, mà chúng cũng không học được rằng có việc là phải làm, và rằng mỗi người phải góp sức mình vào sự thành công của tổng thể", Julie Lythcott-Haims, chuyên gia từ Đại học Standford và là tác giả cuốn "How to Raise an Adult", nhận định.
Lythcott-Haims tin rằng những đứa trẻ lớn lên cùng với làm việc nhà sẽ trở thành những nhân viên biết hợp tác sau này với đồng nghiệp, và biết thông cảm hơn, bởi chúng nhận ra khó khăn thực sự đằng sau mặt ngoài vấn đề.
"Bằng việc cho trẻ làm việc nhà - đổ rác, tự gập đồ... - trẻ nhận ra rằng mình sẽ phải làm việc như là một phần của cuộc sống", bà nói.
5. Cha mẹ dạy con "cam kết với mục tiêu"
Năm 2013, Giáo sư tâm lý học Angela Lee Duckworth, Đại học Pennsylvania đã nhận được giải thưởng "thiên tài" MacArthur Fellowshiphttps cho công trình nghiên cứu "Đặc điểm tính cách mạnh mẽ thúc đẩy thành công: "sự bền bỉ ".
Nghiên cứu của Duckworth được hiểu là "tính bền bỉ - xu hướng duy trì mối quan tâm, nỗ lực hướng tới những mục tiêu dài hạn và sự tự kiểm soát - hai khái niệm này có tác động lớn tới thành tích học tập và thành công trong sự nghiệp sau này của một người.
Theo đó, cha mẹ hãy dạy trẻ tưởng tượng và cam kết với tương lai mà chúng muốn tạo ra. Đây là tiền đề và động lực giúp con thành công.
6. Vợ chồng hòa thuận
Trẻ sống trong các gia đình thường xuyên cãi vã, đánh đập, thì dù gia đình đó vẫn còn hay đã ly hôn, vẫn có xu hướng làm ăn kém đi so với trẻ có cha mẹ hòa thuận.
7. Họ dạy con kỹ năng tính toán từ rất sớm
Nghiên cứu trên 35.000 trẻ vào năm 2007 trên khắp Mỹ, Canada và Anh đã tìm thấy việc phát triển kỹ năng tính toán có thể mang lại lợi thế to lớn. Kỹ năng đó bao gồm việc biết các con số, thứ tự số, các khái niệm về toán.
"Kỹ năng toán học từ sớm không chỉ dự báo về kết quả học toán về sau, mà còn dự báo tương lai thành đạt của trẻ", nhà nghiên cứu Greg Duncan cho biết.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Không phải tự nhiên mà cổ nhân có câu “Dùng nghèo để dạy con trai, dùng giàu để nuôi con gái”.