Chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh gắn với đảm bảo ATTT

Bắc Giang mới đây đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Quyết định 749/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, đến năm 2030, Bắc Giang sẽ chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

{keywords}
Đảm bảo an toàn thông tin mạng là nội dung quan trọng trong các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và đô thị thông minh (Ảnh minh họa)

Kế hoạch chuyển đổi số của Bắc Giang cũng nêu rõ các mục tiêu cơ bản giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Trong đó có thể kể đến một số mục tiêu tỉnh đã đặt ra đến năm 2025 về phát triển chính quyền số như: 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và thụ lý qua dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4.

Song song với đó, đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GRDP của tỉnh Bắc Giang. Các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt được ứng dụng rộng rãi trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng...

Về phát triển xã hội số, mục tiêu của Bắc Giang đến năm 2025 là hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 30%.

Đáng chú ý, trong cả 2 giai đoạn từ nay đến năm 2025 và sau 2025 đến năm 2030, Bắc Giang đều đặt mục tiêu thuộc nhóm tỉnh khá trong cả nước về an toàn thông tin mạng.

Hoàn thành Trung tâm SOC của tỉnh ngay trong giai đoạn đầu

Trong Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 được ban hành đầu tháng 10/2020, UBND tỉnh cũng xác định rõ một trong những nguyên tắc phát triển đô thị thông minh là đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; đồng thời bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, theo Đề án này, Bắc Giang dự kiến Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu cho các hệ thống máy tính của tỉnh và Hệ thống giám sát bằng camera giám sát giao thông, an ninh tại các khu vực trọng yếu trên địa bàn nằm trong nhóm hệ thống sẽ được tập trung đầu tư xây dựng ngay trong giai đoạn đầu tiên thực hiện Đề án – giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022.

Riêng năm 2021, theo kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang, đảm bảo an toàn thông tin cũng là một nội dung quan trọng, sẽ được tỉnh tập trung triển khai.

Kế hoạch nêu rõ, bên cạnh việc xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, năm 2021, Bắc Giang sẽ đầu tư các thiết bị, phần mềm, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước; đầu tư một số dịch vụ cung cấp các thông tin cập nhật về nguy cơ tấn công mạng và các dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ.

Song song với đó, năm tới, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Đồng thời, tập trung các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin như: xác định và xây dựng phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; kiểm tra, giám sát an toàn thông tin mạng; phòng, chống phần mềm độc hại; tổ chức ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống CNTT của tỉnh; kết nối, chia sẻ thông tin về an toàn thông tin mạng theo quy định... 

Liên quan đến việc đánh giá, xếp hạng mức độ đảm bảo an toàn thông tin mạng (Cyber Security Index – CSI) của các cơ quan nhà nước đã được Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin thực hiện định kỳ hàng năm từ 2008. Trong năm thứ hai Bộ TT&TT thực hiện đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin mạng của các cơ quan nhà nước, Bắc

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 - Vietnam Security Summit 2019 chủ đề “An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số” diễn ra hồi tháng 4 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã cho biết, việc đánh giá và công bố mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được Bộ thực hiện định kỳ hằng năm, tiến tới sẽ đánh giá an toàn thông tin cho các doanh nghiệp và tổ chức khác trong xã hội.

“Các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá về an toàn, an ninh không gian mạng Việt Nam là cần thiết, vì nó là một sở cứ để quốc tế tham khảo trong các quyết định của mình, trong đó có quyết định đầu tư vào Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng cần có đánh giá riêng của Việt Nam để làm sâu hơn trong ngữ cảnh Việt Nam. Mọi xếp hạng đều có tính tương đối, nhưng nó luôn cung cấp thông tin cho chúng ta để phấn đấu tốt lên, nhất là trong sự so sánh với các đơn vị quanh mình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vân Anh

“An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử”

“An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử”

ictnews Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT xác định rõ điều kiện đầu tiên, tiên quyết trong phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử là đảm bảo an toàn, an ninh mạng.