1. Trải qua 121 năm lịch sử, Trường Đại học Y Hà Nội đã có bao nhiêu vị hiệu trưởng?
-
16
0%
- 18
0%- 20
0%Chính xácKể từ năm đầu thành lập trong thời kỳ Pháp thuộc đến nay, Trường Đại học Y Hà Nội đã trải qua 121 năm đào tạo ra nhiều lớp bác sĩ chăm lo cho sức khỏe người dân. Trường cũng là nơi sản sinh những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại cho Việt Nam từ y học lâm sàng, y học cơ sở cho đến y học dự phòng trong dân y, quân y.
Ngày 17/11/2021, Giáo sư Nguyễn Hữu Tú trở thành hiệu trưởng thứ 16 của Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Hiệu trưởng đầu tiên của Đại Học Y Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội) là người nước nào?
-
Việt Nam
0%
- Pháp
0%- Mỹ
0%Chính xácBác sĩ, nhà vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ Alexandre Yersin là người sáng lập Đại Học Y Đông Dương vào năm 1902. Khóa đầu tiên chỉ có 29 sinh viên, được đích thân Yersin giảng dạy. Trường hoạt động theo mô hình của Pháp, sáng học lý thuyết trên lớp, chiều đến viện học thực hành.
Yersin quyết tâm xây dựng một trường y chính quy và hiện đại ở Đông Nam Á, có quy chế tương tự như Đại học Y Paris. Khó khăn đầu tiên ông vượt qua được là trình độ học sinh tuyển vào chỉ đủ để đào tạo y tá, nhưng ông đã cho bổ túc văn hóa để có thể đào tạo nâng cấp dần. Khó khăn thứ hai là giới cầm quyền lúc bấy giờ không chấp nhận nhiều ý tưởng và việc làm táo bạo của ông. Sau hơn 2 năm, ông thôi chức hiệu trưởng sau khi đã xây trường ở phố Bobillot (Lê Thánh Tông ngày nay), xây dựng bệnh viện thực hành ở phố Lò Đúc.
Bác sĩ Yesin là người đồng phát hiện ra loại trực khuẩn gây bệnh dịch hạch. Sau đó, ông cùng đồng nghiệp điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch.
Ông lựa chọn dành những ngày cuối đời ở Nha Trang và mất vào năm 1943. Hiện, phần mộ của ông nằm ở Suối Dầu, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
3. Có bao nhiêu bác sĩ nước ngoài từng đứng đầu Trường Đại học Y Hà Nội?
-
4
0%
- 5
0%- 6
0%Chính xác1902 - 1904: Bác sĩ Alexandre Yersin sáng lập và làm hiệu trưởng Đại Học Y Đông Dương (tiền thân Trường Đại học Y Hà Nội).
1904 - 1921: Trong 17 năm làm hiệu trưởng, bác sĩ Cognaq củng cố tổ chức và cơ sở vật chất để chuyển từ đào tạo y sĩ phụ tá thành đào tạo y sỹ Đông Dương, mở hệ Y sơ cấp (đào tạo y tá) và hệ Dược trung cấp (dược sĩ hạng nhì).
1922 - 1929: Hiệu trưởng Degocre đưa trường chính thức lên bậc cao đẳng bằng cách mở thêm hệ đại học (không toàn cấp): sinh viên vào trường phải có bằng tú tài, học một năm để có chứng chỉ Lý - Hóa - Tự nhiên và học 4 năm Y khoa (được coi như cử nhân) thì sang Pháp 2 năm để bảo vệ luận án tiến sĩ.
1929 - 1934: Ngoài chức hiệu trưởng, Leroy des Barres còn được cử làm cố vấn y tế cho Toàn quyền. Ông cũng tuyển chọn nhiều y sĩ Đông Dương vào đội ngũ giảng dạy, đưa bác sĩ Hồ Đắc Di từ bệnh viện địa phương (ở Quy Nhơn) về trường.
1935 - 1944: Hiệu trưởng Galliard là thạc sĩ y khoa của Trường Đại học Y Paris. Do vậy, khi ông làm hiệu trưởng, trường có quyền lập hội đồng chấm luận án do ông làm chủ tịch. Đây là trường duy nhất ở Việt Nam đào tạo được tiến sĩ lúc bấy giờ.
1944 - 1945: Trước khi làm hiệu trưởng, bác sĩ Huard dạy ở trường từ năm 1932, Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu và Giám đốc viện Giải phẫu học.
4. Vị bác sĩ nào làm hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội lâu nhất?
-
Hồ Đắc Di
0%
- Tôn Thất Bách
0%- Nguyễn Đức Hinh
0%Chính xácGiáo sư Hồ Đắc Di (1900-1984) sinh ra tại Huế. Theo lời khuyên của ngự y triều đình Huế, gia đình đã chọn nghề y cho Hồ Đắc Di. Từ năm 1918 tới 1932, ông du học ở Pháp. Ông tốt nghiệp bác sĩ với luận văn về phương pháp mới trong phẫu thuật dạ dày - tá tràng để điều trị chứng hẹp môn vị mà không phải cắt bỏ dạ dày. Ông làm việc một thời gian ở Bệnh viện Tenon rồi về nước.
Bác sĩ Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng từ năm 1945 tới năm 1976. Ngoài ra, ông còn gánh vác nhiều trọng trách như Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy, Tổng thanh tra y tế, Tổng Giám đốc Đại học vụ.
Bác sĩ Tôn Thất Bách làm hiệu trưởng từ năm 1993 tới 2003. Bác sĩ Nguyễn Đức Hinh đảm nhiệm cương vị này từ 2007 tới 2018.
5. Bác sĩ Tôn Thất Bách, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội giai đoạn 1993-2003, là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nào?
-
Tiêu hóa
0%
- Huyết học
0%- Gan mật
0%Chính xácBác sĩ Tôn Thất Bách (1946 - 2004) là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tim và gan mật của Việt Nam. Ông là Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sĩ Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris. Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Việt Nam khóa XI. Ông là con trai của Giáo sư Tôn Thất Tùng - tác giả của "Phương pháp cắt gan khô Tôn Thất Tùng" nổi tiếng.
- Huyết học
- Tôn Thất Bách
- 5
- Pháp
- 18