Năm 2024, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.
Tiếng Anh là: "At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit".
Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).
Dưới đây là bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53:
Ngày… tháng… năm
Chào các bạn - thế hệ tương lai của chúng tôi!.
Đây không đơn thuần là một lá thư gửi cho UPU thường niên, đây là tiếng lòng của một nạn nhân bị bạo lực ngôn từ. Thư của tôi được viết sau những giọt nước mắt và những ký ức đau thương, mong bạn đọc nó với một tâm thái cảm thông nhất. Tôi cũng mong lá thư này như cái ôm của gửi đến các bạn đồng cảnh ngộ như mình.
Là người hướng nội, tôi rất ngại trong việc giao tiếp, vòng bạn bè cũng khá hẹp. Ngày ấy, nhân dịp hội trại của trường, tôi có chụp một tấm ảnh kỉ niệm trong không khí đó. Việc chẳng có gì cho đến khi tôi đăng tải tấm ảnh đó lên mạng xã hội.
Chỉ sau một đêm, hàng loạt các bình luận tiêu cực xuất hiện trên trang cá nhân của tôi. Đa phần người bình luận là các bạn bè đồng trang lứa. Những lời miệt thị, chê bai như bủa vây lấy tôi: “Tốt khoe, nhưng xấu mà sao không biết che vậy bạn?”; “Sao trên đời này có người vừa xấu vừa tự tin đến vậy nhỉ?”, “Tưởng như phụ huynh chụp ảnh kỷ niệm cùng con ấy”...
Đất nước tôi có một câu tục ngữ rất hay: “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy mà tôi lại bị chính cộng đồng mình sống, cụ thể là những bạn đồng trang lứa bạo lực bằng những ngôn từ thể hiện rõ sự công kích, chế giễu.
Tôi không biết, khi gõ những dòng miệt thị người khác, các bạn có nghĩ đến cảm nhận của người hứng chịu không? Nếu người thân của bạn cũng sở hữu ngoại hình có phần thua thiệt, bạn có đối xử với họ vậy không? Điều đáng sợ của bạo lực ngôn từ là nó “giết chết người ta từ bên trong”.
Vết thương các bạn tạo ra cho tôi nó không in hằn trên da thịt nhưng nó đã len lỏi sâu vào trong tim và trí óc tôi. Thời gian đó, tôi thấy bản thân thật vô ích, mặc cảm và nóng giận với tất cả, kể cả những người thân nhất là bố mẹ mình. Tôi oán trách bố mẹ sao lại sinh mình ra với một thân hình mập mạp, đen đúa và thô kệch… Tôi còn nghĩ đến cả những hờn trách sao bố mẹ không cho tiền để đi thẩm mỹ.
Nhưng rồi, một giây phút vô tình thấy album ảnh lúc sơ sinh của mình, bao tủi hờn trong tôi vỡ oà thành giọt nước mắt ân hận vì đã có những suy nghĩ bạc nhược. Cũng trong bộ dạng xấu xí ấy, chằng chịt dây điện tim phủ quanh người,(vì tôi sinh ra có vấn đề về tim) nhưng bố mẹ vẫn rất hạnh phúc khi có sự hiện diện của tôi.
Trong lúc xấu xí, bệnh tật nhất đó, bố mẹ vẫn không từ bỏ tôi. Ấy thế mà, chỉ vì vài lời chê bai của thiên hạ ngoài kia, đã khiến tôi muốn từ bỏ mình. Khi tôi vừa xuất hiện trên cõi đời, bố mẹ đã đón tôi bằng những giọt nước mắt hạnh phúc, nuôi nấng bằng tình thương bao la và dạy bảo tôi bằng lòng vị tha cao cả.
Chính vì vậy, cho đến tận bây giờ, khi nỗi đau đã đi qua, khi vết thương đã lành, tôi vẫn còn hối hận vì ngày ấy, vì sự chê bai của các bạn mà đã làm tổn thương những người khác và đáng trách hơn là đối với bố mẹ mình.
Bạn có thể sinh ra với một vóc dáng, ngoại hình xinh đẹp đó là may mắn của bạn, nhưng không vì thế bạn có quyền công kích, dèm pha những người có vẻ ngoài thấp kém hơn mình. Vốn dĩ chẳng ai có quyền được lựa chọn thân hình và nơi mình sinh ra mà.
Theo một cuộc điều tra của nhà tâm lý học cho thấy "cứ 20 người lại có 1 người phải chịu bạo lực ngôn từ; 50 người lại có 1 người tự sát vì mắc bệnh tâm lý, nhẹ thì bị rối loạn, nặng thì có thể dẫn tới hành vi giết người, tự sát".
Tôi viết lá thư này không để tố cáo ai cả, chỉ mong ở tương lai, chúng ta hãy mở lòng ra để hiểu nhau hơn, để thế giới tốt đẹp hơn mỗi ngày! Không quan trọng bạn sinh ra như thế nào, quan trọng là bạn sống ra sao...
Thân ái!
Ký tên
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thống kê có tới 783 triệu người vẫn còn phải đi ngủ với chiếc bụng đói mỗi đêm, gần 50 triệu trẻ em có nguy cơ tử vong vì suy dinh dưỡng. Một con số thật đáng sợ phải không?
Tôi mong chiến tranh không còn trong thế giới của chúng ta. Bởi chiến tranh là hành động không đúng đắn và thiếu nhân văn. Những nỗi đau do chiến tranh gây ra âm thầm, dai dẳng và khó xóa nhòa.
Các em học sinh có thể tham khảo bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 dưới đây.