1. Con số 108 trong tên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có nghĩa gì?
-
Địa chỉ bệnh viện
0%
- Số phòng bệnh ban đầu
0%- Mục đích đảm bảo an toàn trong chiến tranh
0%Chính xácVào những năm 1950, Cục Quân y thành lập 9 phân viện đánh số từ 1 tới 9. Bệnh viện Trung ương Yên Trạch (tiền thân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay) được đổi tên thành Phân viện 8.
Đề phòng máy bay địch dựa theo cách đánh số phát hiện các cơ sở quân y, ông Trần Bảo, Viện trưởng đầu tiên của Viện 108, đã cộng thêm "100" biến Phân viện 8 thành Viện Quân y 108.
Sau năm 1954, xuất hiện nhiều quân y viện trùng tên gây rắc rối. Ví dụ ở Ninh Bình và Sơn Tây đều có Quân y viện 5. Dụng cụ máy móc, tiền bạc, sổ sách chuyên môn định gửi cho Quân y viện 5 Ninh Bình lại gửi nhầm sang Sơn Tây.
Bởi vậy, Cục Quân y quyết định cộng thêm "100" cho các quân y viện. Từ đó, trên miền Bắc có các Quân y viện 108, 103, 105, 109 và 110 tồn tại cho đến ngày nay.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có trên 3.000 cán bộ nhân viên với 800 bác sĩ, dược sĩ. Trong đó có 47 giáo sư, phó giáo sư, 150 tiến sĩ. Địa chỉ của bệnh viện là 1B Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
2. Ý nghĩa của chữ K trong tên Bệnh viện K là gì?
-
Tên viết tắt của Kali - một hóa chất quan trọng với sức khỏe
0%
- Phiên âm tiếng Anh của chữ Cancer (Ung thư)
0%Chính xácBệnh ung thư còn được gọi là bệnh K. Bởi trong tiếng Anh, ung thư được viết là cancer với phiên âm là /ˈkansər/ có âm K đứng đầu. Cách gọi này ngắn gọn hơn và giảm bớt cảm giác đáng sợ của căn bệnh trước đây vốn bị mệnh danh "tử thần".
Hiện Bệnh viện K có 3 cơ sở bao gồm:
- Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội và số 9A-9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
3. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có tên gọi bắt nguồn từ việc các nữ tu sĩ dòng Saint Paul de Chartres chăm sóc cho bệnh nhân tại đây?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácBan đầu, các nữ tu sĩ dòng Saint Paul de Chartres đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trong khuôn viên Tu viện Dames de Saint Paul de Chartres. Trên cơ sở của tu viện, người Pháp xây dựng Bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn). Tượng thánh Paul được bố trí sắp đặt trong khuôn viên.
Bệnh viện tọa lạc tại số 12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội nhưng cũng có cổng ở các mặt đường Nguyễn Thái Học, Trần Phú. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng 1 của thành phố Hà Nội với hơn 600 giường bệnh, 1.000 cán bộ nhân viên thuộc nhiều chuyên khoa đầu ngành như nhi khoa, ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình, gây mê hồi sức.
4. Bệnh viện lớn nào từng mang tên bác sĩ người Pháp Yersin?
-
Việt Đức
0%
- Bạch Mai
0%- Thanh Nhàn
0%Chính xácNăm 1902, Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1904, bệnh viện thực hành của trường được xây dựng với tên gọi là Nhà thương bản xứ.
Theo thời gian, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau như Bệnh viện Yersin (1943), Bệnh viện Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Đức (1958-1990) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 1991 đến nay.
Bệnh viện Việt Đức là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, nơi có những thầy thuốc hàng đầu như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Dương Quang.
Địa chỉ 40 Tràng Thi hoặc 16-18 Phủ Doãn, Hà Nội.
5. Bệnh viện Từ Dũ được đặt theo nhân vật nào?
-
Hoàng Thái Hậu
0%
- Danh y
0%- Anh hùng trên địa bàn
0%Chính xácBệnh viện Từ Dũ được đặt tên theo vị hoàng thái hậu nhà Nguyễn. Trên thực tế, bà là Từ Dụ Thái Hậu (1810-1902) thường bị gọi nhầm thành Từ Dũ. Bà đã sống qua nhiều đời vua nhà Nguyễn, được ca ngợi là người có tính nết đoan trang, nhân từ, đức độ.
Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu ngành về sản phụ khoa, địa chỉ tin cậy, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam. Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.
Năm 1988, ca mổ tách cặp song sinh Việt - Đức đã được tiến hành ở Bệnh viện Từ Dũ là kỳ tích của y học Việt Nam.
- Danh y
- Bạch Mai
- Sai
- Phiên âm tiếng Anh của chữ Cancer (Ung thư)
- Số phòng bệnh ban đầu