Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, kéo giá nguyên liệu trong nước tăng gần gấp đôi. Theo chuyên gia, mặt hàng “vàng đen” sẽ quay trở lại thời kỳ hoàng kim, còn năm 2021 chắc chắn lấy lại được vị thế ngành hàng tỷ USD.
Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng năm 2022 đạt 62,32 nghìn tấn, trị giá 307,59 triệu USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Mỹ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung chủ yếu, ngoại trừ Việt Nam và Trung Quốc.
Tính đến hết tháng 8 năm nay, Mỹ nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt xấp xỉ 45.500 tấn, trị giá hơn 222 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 45,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam cũng là nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ trong 8 tháng năm 2022, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu, cao hơn so với mức 67,17% cùng kỳ năm ngoái.
Ở Việt Nam, hạt tiêu từng có thời được coi là “vàng đen”, chiếm thị phần sản xuất và xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới, thu về hàng tỷ USD/năm. Song, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu mặt hàng này của nước ta chỉ đạt 174,53 nghìn tấn, trị giá 770,44 triệu USD, giảm 18% về lượng, tăng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Trong 9 tháng qua, giá xuất khẩu bình quân đạt mức 4.414 USD/tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiệp hội Hạt tiêu thế giới dự báo, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do nhu cầu giảm ở nhiều quốc gia, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc. Đồng USD neo cao đang kìm hãm xuất khẩu các nước. Cùng với đó, lượng hạt tiêu tồn kho ở Việt Nam ước đạt 80.000-100.000 tấn, khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm.
Thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi. Thời điểm này, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.