{keywords}
Ông Đặng Văn Thân nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới.

Tư duy đổi mới đi thẳng vào công nghệ hiện đại

Ông Đặng Văn Thân sinh năm 1932, ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1950, ông tình nguyện gia nhập quân đội, làm báo vụ tại một đơn vị thông tin ở Quân khu 9. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, chuyển ngành về công tác ở Trạm Bưu điện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Sau đó được cử đi học đại học tại Khác-cốp, Liên Xô cũ. Năm 1966, tốt nghiệp đại học trở về nước, ông công tác tại Viện Khoa học - Kỹ thuật Bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện. Ngày  thống nhất đất nước, ông Đặng Văn Thân vào tiếp quản toàn bộ hệ thống bưu chính viễn thông của chính quyền Sài Gòn.

Đến năm 1984, ông Đặng Văn Thân được điều ra Hà Nội giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Đây cũng là thời kỳ đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, nhưng Bưu điện là một trong những ngành nghèo và lạc hậu nhất của Việt Nam lúc bấy giờ, nhiều cán bộ đã bỏ sang nơi khác. Doanh thu chủ yếu đến từ mấy dịch vụ phát hành báo chí và bán tem thư. Trong hoàn cảnh khó khăn, Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã có quyết định táo bạo là làm cuộc cách mạng đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Cụ thể là chuyển từ analog sang digital, lấy phát triển viễn thông quốc tế làm khâu đột phá, tiến hành một loạt biện pháp mạnh mẽ khác để tạo vốn, tạo nguồn lực và cơ sở vật chất, lách dần ra ngoài vòng cấm vận của Mỹ.

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hồi tưởng lại, thời điểm đó Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, một phần do hậu quả của chiến tranh tàn khốc, một phần là hệ quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Bước ra khỏi chiến tranh, một vạn chiến sĩ giao bưu, giao liên, vô tuyến điện, thợ dây, thợ máy… đã hi sinh. Tổng số thuê bao điện thoại chỉ xấp xỉ 100.000, trong đó Hà Nội có khoảng 10.000 thuê bao, TP.HCM có khoảng 30.000 thuê bao. Mạng lưới viễn thông nhỏ bé sử dụng hoàn toàn công nghệ analog. Đời sống cán bộ, công nhân viên ngành gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước không chỉ bị cấm vận về kinh tế mà còn bị cấm vận về công nghệ, viễn thông, mã 84 của Việt Nam bị khóa…

“Luồng gió của tư duy đổi mới, nói thẳng nói thật đã đến với ngành Bưu điện Việt Nam. Từ người lao động đến lãnh đạo đều thấm nhuần và vận dụng rất sáng tạo vào thực tiễn phát triển với sự xả thân, dám nghĩ dám làm. Tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân, người đã có công rất lớn cho tư duy đổi mới này”, ông Mai Liêm Trực kể lại.

{keywords}
Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã có quyết định táo bạo là làm cuộc cách mạng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ analog sang digital, lấy phát triển viễn thông quốc tế làm khâu đột phá.

Cương quyết đi thẳng vào hiện đại hóa

Lúc đó, có rất nhiều trở ngại như thiếu tiền bởi 'vét' toàn ngành không có nổi 1 triệu USD. Trong khi mạng analog tại Việt Nam vẫn hiện đại so với các nước xã hội chủ nghĩa, đúng thời điểm không có vốn đầu tư mà lại bỏ đi mua thiết bị mới nên nhiều người băn khoăn.

Vượt qua nhiều quan điểm cho rằng, Việt Nam còn nghèo, không có tiền đầu tư, trong khi có thể tận dụng hệ thống tổng đài analog của Đức chuyển giao, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân đã “bấm nút" chọn digital, cương quyết đi thẳng vào hiện đại hóa. Sau này, lịch sử đã chứng minh quan điểm, tầm nhìn của ông Đặng Văn Thân là đúng, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành Bưu điện.

Ông Đặng Văn Thân đã cùng tập thể lãnh đạo bàn bạc thống nhất và đi đến quyết tâm cao về ý thức tự lực tự cường, tìm tòi và thực hiện nhiều biện pháp khéo léo sáng tạo “lấy ngoài nuôi trong” lách được sự cấm vận của Mỹ, thu hút ngoại tệ và công nghệ cao của nước ngoài để đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là bứt phá khỏi tư tưởng ỷ lại, chờ đợi cấp trên, chờ đợi đầu tư của nhà nước. Bên cạnh đó, ngành xác định lấy viễn thông quốc tế làm khâu đột phá phát triển, tranh thủ được viện trợ ODA và đề xuất một số cơ chế tạo vốn nhanh chóng từ các khoản vay nước ngoài được nhà nước bảo lãnh và ngành tự trả.

Một thực tế quan trọng là mạng viễn thông Việt Nam lúc này rất nhỏ bé nên nếu sớm chuyển sang công nghệ số sẽ đỡ được một giai đoạn chuyển đổi, trong một đêm có thể thay được toàn bộ tổng đài từ công nghệ analog sang digital bởi lợi thế của người đi sau. Ngược lại, nhiều nước gặp khó khăn khi chuyển đổi vì hệ thống mạng viễn thông của họ có tới hàng chục triệu thuê bao. Đây là quyết định mang tính chiến lược bởi thời điểm đó có tới 98% mạng điện thoại cố định của thế giới đang sử dụng công nghệ analog, chỉ một số ít quốc gia bắt đầu chuyển từ analog sang digital.

{keywords}
Tổng Cục trưởng Đặng Văn Thân thăm và làm việc với Cục Tần số Vô tuyến điện

Ông Mai Liêm Trực nhớ lại: “Có người đặt câu hỏi: Ngành Bưu điện toàn sử dụng công nghệ analog, bây giờ chuyển sang công nghệ digital thì ai quản lý, rồi tiền thuê chuyên gia nước ngoài nhiều như thế lấy đâu ra… Một số tờ báo nghi vấn khi thấy ngành nhập đủ thứ thiết bị viễn thông đắt tiền từ các hãng khác nhau. Có vị Bộ trưởng Bưu điện của một nước XHCN anh em thân thiết cũng đặt vấn đề: “Các đồng chí thật mạo hiểm, đang bị cấm vận, giá thành thiết bị thì đắt, làm sao mà có được công nghệ cao?”. Sau này, khi ngành Bưu điện tự vay tiền nước ngoài để đầu tư, có lúc vay đến 400 triệu USD, nhiều người thắc mắc là liệu có khả năng trả nợ được không hay sẽ vỡ nợ...”.

Hoài nghi liên tiếp đặt ra, trong điều kiện hoàn toàn không có vốn đầu tư của Nhà nước, ngành Bưu điện phải tự vay - tự trả, tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ hội hợp tác với nước ngoài để xây dựng ngành viễn thông.  

“Nhưng ngành tự tin trong hợp tác và thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới, tin vào nội lực của chính mình. Lúc đó, ngành Bưu điện chủ động đổi mới, đề xuất lên Chính phủ và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ”, ông Mai Liêm Trực kể lại.

Tạo đột phá, số hóa thành công mạng lưới

Trước khi đột phá, lãnh đạo Tổng cục Bưu điện quyết định phải làm thí nghiệm để có cơ sở thực tiễn, rút kinh nghiệm và tạo nên những định hướng phát triển.

Thí nghiệm đầu tiên là viễn thông quốc tế - khởi đầu là dự án hợp tác kinh doanh với một trạm vệ tinh nhỏ (VISTA) của OTC (nay là Telstra –Australia), sử dụng công nghệ số (digital) từ tháng 7/1987 tại TP.HCM.

2 năm sau đó, những chiến dịch lớn dần được mở như: Xây dựng 3 trạm thông tin vệ tinh mặt đất ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với công nghệ hiện đại nhất, dung lượng lớn (năm 1989-1990); các hệ thống thông tin viba, hệ thống cáp quang, tổng đài kỹ thuật số lớn được xây dựng và lắp đặt ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... dần hình thành bộ khung của một mạng viễn thông hiện đại với hệ thống viba số băng rộng và mạng cáp quang trải rộng trên cả nước.

Năm 1995, mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn đến các tỉnh, thành với hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch, tổng đài tự động (trong khi thế giới số hóa chưa được 50% mạng lưới). Về mặt công nghệ, mạng viễn thông của ta hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực.

Từ năm 1994 -1995, Việt Nam quyết định đi thẳng vào công nghệ viễn thông di động công nghệ số (GSM). Năm 1995, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với hãng Comvik (Thụy Điển) để xây dựng mạng MobiFone sau này. Chính phủ bắt đầu có chủ trương mở cửa thị trường trong nước (đánh dấu bằng sự ra đời của các công ty Viettel, Saigon Postel).

Thái Khang

Ngành Giao bưu đã vẽ một vòng hải lưu ly kỳ không bao giờ dứt

Ngành Giao bưu đã vẽ một vòng hải lưu ly kỳ không bao giờ dứt

Trong kháng chiến, hàng nghìn chiến sĩ giao liên đã hy sinh, bị tù, bị tra tấn. Họ đã cống hiến xuất sắc cho thắng lợi của cách mạng.

Dấu mốc ngành Bưu điện từ thời kháng chiến đến thời tách quản lý nhà nước và kinh doanh

Dấu mốc ngành Bưu điện từ thời kháng chiến đến thời tách quản lý nhà nước và kinh doanh

Từ năm 1945, ngành Bưu điện đã đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho 2 cuộc kháng chiến, sau đó số hóa mạng lưới thành công để đi thẳng vào công nghệ hiện đại.