Truyền thông phương Tây đã lật tẩy một đoạn băng ghi âm với nội dung là cuộc trò chuyện giữa hai điệp viên CIA về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm ngoái.

{keywords}

Tờ Independent của Anh cho hay đoạn băng này đã bị cư dân mạng lấy ra làm trò cười vì những ‘sai sót’ do ‘dàn dựng’ theo lối tuyên truyền kiểu Nga.

Đoạn băng này kéo dài bảy phút, được tung ra trong loạt trao đổi qua điện thoại bị nghe lén giữa hai điệp viên của Tình báo Trung ương Mỹ. Dù ngôn ngữ hai ‘điệp viên’ này nói là tiếng Mỹ, song cách nói của họ lại không được ‘sõi’ như người bản địa.

Một trong hai ‘điệp viên’ đã cố tình nói bằng giọng Mỹ lơ lớ. Người còn lại nói giọng Anh trong nửa đầu đoạn băng ghi âm, nửa sau lại dần dần chuyển sang giọng Mỹ.

Kết thúc cuộc trò chuyện đầu tiên, cả hai đều nói từ “Luck” với nhau, trong khi đây lại là câu chào phổ biến trong tiếng Nga.

Hồi đầu tuần này, tờ Komsomolskaya Pravda của Nga đăng tải đoạn băng ghi âm trên giữa hai nhân vật David Hamilton và David L. Stern.

Tờ báo của Nga cho rằng đoạn hội thoại này diễn ra khoảng 3 tuần trước khi máy bay MH17 bị bắn hạ trên bầu trời đông Ukraina, hôm 17/7/2014 khiến 298 người thiệt mạng.

Theo nội dung hội thoại thì hai nhân vật ‘điệp viên’ đã ám chỉ tới các ‘mệnh lệnh’ mà họ nhận được từ cấp trên để lôi kéo quân ly khai ở đông Ukraina vào vụ rơi máy bay. Họ cũng thảo luận về kế hoạch dự phòng để đặt quả bom bên trong máy bay.

‘Âm mưu’ của kế hoạch này là nhằm gây rắc rối cho Nga.

Trên trang mạng xã hội LinkedIn có ghi lại thông tin về ông Hamilton, hiện đang làm cố vấn về các vấn đề quốc tế, và là nhà tư vấn cho Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ. Còn ông Stern hiện đang là nhà báo tự do tại Ukraina, trước đây từng làm việc cho đài BBC. Một nhân vật David Hamilton được liệt kê trong website mạng lưới doanh nghiệp cho thấy ông này có vẻ như đã từng làm nhà phân tích công nghiệp quốc phòng với CIA từ năm 1997-2000.

Đoạn băng trên đã có 100.000 lượt nghe trên trang YouTube, nhưng rất nhiều người sử dụng đã bình luận nảy lửa về cái chi tiết bất thường trong đó.

“Đây là thứ dở hơi nhất mà lâu nay tôi mới nghe. Với những người không nói tiếng Anh thì họ có thể cảm thấy thứ này thuyết phục, nhưng với một người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thì họ thừa hiểu rằng các nhân vật này đang đọc một kịch bản vậy”.

Lê Thu