Rừng Aokigahara, còn được gọi là "Khu Rừng Biển Cây", nằm ngay dọc theo rìa núi Phú Sĩ, cách Tokyo khoảng hai giờ lái xe về phía tây. Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, khu rừng này còn được nhiều người biết tới bởi sự yên tĩnh đến lặng người khi hầu như âm thanh bên ngoài bị hấp thụ hoàn toàn.

{keywords}
Rừng Aokigahara nằm ngay dọc theo rìa núi Phú Sĩ

Rừng Aokigahara là từng điểm dừng chân của nhiều du khách trong hành trình chinh phục núi Phú Sĩ. Nhưng trong vài thập kỷ trở lại đây, khu rừng này lại trở nên nổi tiếng thế giới bởi hàng loạt các vụ tự sát.

{keywords}
Những cảnh trong bộ phim kinh dị 'The Forest' của Mỹ

Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được xuất bản năm 1960, tác giả người Nhật Seicho Matsumoto đã mô tả một nhân vật nữ anh hùng đi vào khu rừng này để tự kết liễu đời mình. Gần đây hơn, bộ phim kinh dị bom tấn của Hollywood phát hành năm 2016, "The Forest" cũng có cảnh quay một nhân vật biến mất đầy bí ẩn trong khu rừng này.

{keywords}
Nhiều vụ tự tử thương tâm đã được phát hiện ở khu rừng này

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, hơn 100 người từ các nơi đã tìm đến rừng Aokigahara để tự tử từ năm 2013 cho tới năm 2015. Trong nhiều năm, các chuyên gia đã tập trung nghiên cứu và tìm cách lý giải cho hiện tượng này.

Khoảng ba thập kỷ trước, một bác sĩ tâm thần người Nhật đã phỏng vấn những người còn sống sót sau nỗ lực tự tử bất thành ở rừng Aokigahara và cho biết rằng lý do chính khiến họ quyết định làm chuyện này ở đây là vì "họ tin rằng mình có thể chết mà không bị ai phát hiện".

Bác sĩ tâm lý, Tiến sĩ Yoshitomo Takahashi, tin rằng phim ảnh và các báo cáo trên phương tiện truyền thông cũng có những tác động nào đó tới tâm lý của nhiều người. Một số trường hợp có thể đã tìm đến khu rừng từ các tỉnh khác vì họ muốn "mình không đơn độc".

Karen Nakamura , giáo sư nhân chủng học tại Đại học California, đã chỉ ra nghiên cứu của nhà nhân chủng học Chikako Ozawa-de Silva của Đại học Emory về xu hướng tự tử trên các diễn đàn trực tuyến ở Nhật Bản. Theo Ozawa-de Silva, Internet dường như đã kết nối những người bị cô lập ở xã hội bên ngoài và đưa họ tới "điểm đến cuối cùng".

{keywords}
Những tấm biển khuyến cáo của giới chức địa phương được đặt dọc theo các tuyến đường mòn trong rừng

Dọc theo đường mòn trong rừng, khách tham quan dễ dàng nhìn thấy những tấm biển kêu gọi mọi người không được tự sát, hãy nghĩ về người thân trong gia đình.

Năm 2018, Logan Paul, một Youtuber nổi tiếng người Mỹ đã quay video khám phá rừng Aokigahara. Ngay sau đó, video của Paul đã hứng chịu rất nhiều ý kiến trái chiều.

{keywords}
Video nhận nhiều chỉ trích của Youtuber nổi tiếng người Mỹ Logan Paul

Ngoài việc được coi là nơi tự sát nhiều nhất ở Nhật Bản, rừng Aokigahara còn nổi tiếng với những truyền thuyết về linh hồn người chết (Yurei).

Vào những năm cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19, nạn đói Tenmei kinh hoàng ở Nhật khiến nền kinh tế kiệt quệ, người dân lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu thốn lương thực.

Vì nạn đói thảm khóc, một số gia đình đã đưa ra quyết định đau lòng là hạn chế khẩu phần ăn bằng cách đưa người già yếu, người không có khả năng làm việc hay tự chăm sóc, đi lang thang trong rừng cho đến khi không tìm được lối ra. Thông thường, những người bị bỏ rơi tự nguyện hy sinh bản thân vì hạnh phúc của gia đình.

{keywords}
Sự phát triển của Internet cùng những tác phẩm phim ảnh được cho là ảnh hưởng xấu tới tâm lý của nhiều người

Bên cạnh đó, lời đồn còn nói rõ những linh hồn người chết trong phong tục Ubasute gây ra ảo giác và dẫn dụ người vào khu rừng bị lạc lối và cuối cùng quyết định kết thúc cuộc đời chính mình trong khu rừng.

Ngày nay, yếu tố tâm linh cũng là một trong những lý do khác dẫn đến việc người Nhật Bản tìm tới rừng Aokigahara để tự sát.

Đỗ An (Tổng hợp)