Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hậu, khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết có hai con đường chính tạo ra nhiệt trong cơ thể và hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng ở cả hai.
Cụ thể, đường sinh nhiệt cơ bản được tạo ra do quá trình đốt cháy tự nhiên của các hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể như hoạt động bơm máu của tim, sản xuất ra các protein, tiêu hóa thức ăn. Đường sinh nhiệt bổ sung được sinh ra khi con đường thứ nhất không đủ giữ ấm cơ thể.
Bình thường, hoạt động chuyển hóa của cơ thể đủ để duy trì nhiệt độ cơ thể khoảng 37 độ C. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với môi trường lạnh hơn, cơ thể sẽ kích hoạt con đường sinh nhiệt thứ 2 và duy trì nhiệt độ ở mức ổn định.
"Tất cả quá trình này đều có liên quan đến tuyến giáp. Vì vậy, nếu hormone tuyến giáp bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nhiệt", ông Hậu cho biết.
Khi tế bào cảm thụ lạnh trên da cảm nhận được nhiệt độ thấp, tín hiệu sẽ được truyền về thần kinh trung ương để kích hoạt quá trình sinh nhiệt, như mặc thêm quần áo, đắp chăn, sử dụng đồ uống ấm. Đồng thời, mạch máu co lại để giảm sự mất nhiệt qua da. Ngoài ra, cơ thể cũng cần tiêu thụ mỡ để sinh nhiệt. Tuyến giáp và hệ giao cảm sẽ chi phối hoạt động này.
Nguyên nhân khiến các tế bào trong tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone là:
- Suy tuyến giáp nguyên phát: Bản thân tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể.
- Suy tuyến giáp thứ phát: Sau cắt tuyến giáp toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp, suy trục dưới đồi, tuyến yên.
Ngoài ra, dùng quá nhiều hoặc quá ít i-ốt cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng tuyến giáp. Bởi bộ phận này cần có i-ốt để sản xuất hormone. Nguyên tố vi lượng này đi vào cơ thể trong thức ăn, hấp thụ máu đến tuyến giáp. Vì vậy, việc hấp thu quá nhiều i-ốt có thể gây ra hoặc làm tình trạng suy giáp nặng thêm.
Theo tiến sĩ Hậu, một trong những dấu hiệu điển hình của suy giáp là lạnh khó kiểm soát. Đây là cảm giác rất lạnh dù đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ để nâng cao thân nhiệt. Việc bổ sung hormone tuyến giáp là giải pháp quan trọng để cải thiện tình trạng này. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác là dễ mệt mỏi hơn, tăng cân, nói khàn, da khô hơn, giảm trí nhớ, trầm cảm, nhịp tim chậm, tóc khô dễ rụng và bắt đầu bị táo bón.
Vì vậy, vào mùa lạnh, bệnh nhân suy giáp cần lưu ý cần bổ sung đúng liều lượng thuốc, giữ ấm cơ thể, sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa sưởi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối. Sử dụng đồ uống nóng.
Lưu ý không thể bỏ qua để phòng đột quỵ vào mùa đông
Tập thể dục vào mùa đông, lưu ý gì để phòng đột quỵ?