Chị Nguyễn Thị Ng. (Gò Vấp, TP.HCM) bị lừa số tiền lên đến 626 triệu đồng sau khi click vào đường link giả mạo ngân hàng.

{keywords}
Tin nhắn lừa đảo và giao diện web lấy mất thông tin của chị Ng. (Ảnh: NVCC)

Theo lời kể của chị Ng., một tuần trước chị đăng nhập vào ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID để kiểm tra về việc nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên chị quên mật khẩu ứng dụng nên đã thao tác để chờ được gửi mật khẩu về điện thoại.

Trong lúc chờ đợi, chị mở hộp thư lên và thấy tin nhắn từ số điện thoại +84564170816 có nội dung thông báo "Ông (Bà) đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp". 

Chị Ng. đã hỏi chồng xem tin nhắn có đáng tin hay không, nhưng chồng chị thời điểm đó chưa kịp trả lời. Chị Ng. liền sao chép đường liên kết và mở trên máy tính thì được mở đến một trang web giống giao diện ứng dụng VssID. 

Sau đó, chị bấm vào đường link đã gửi trên điện thoại thì được dẫn đến giao diện giống với ngân hàng chị đang sử dụng. Chị liền nhập số điện thoại và mật khẩu ngân hàng. Ngay sau đó, mã OTP được gửi về điện thoại, chị nhập vào nhưng trang web báo không đúng. Tiếp theo, một mã OTP khác được gửi về, chị tiếp tục nhập vào trang web.

Ngay sau đó, tin nhắn từ ngân hàng báo về cho thấy chị đã bị rút hết 626 triệu đồng trong tài khoản. Do cài hạn mức giao dịch lên đến 500 triệu đồng/lần, nên kẻ gian chỉ cần mất hai lần (2 mã OTP) là rút hết số tiền trong tài khoản chị Ng.

Chị Ng. ngay sau đó đã báo sự việc lên Công an quận Bình Thạnh. Phía công an đã ghi nhận sự việc.

Tình trạng lừa đảo gửi đường link giả mạo không mới, tuy nhiên nhiều người vẫn bị lừa nếu mất cảnh giác. Trường hợp của chị Ng. là một trong số nạn nhân chịu thiệt hại nặng đến thời điểm hiện tại.

Thiên Phước

Ngân hàng cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới

Ngân hàng cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới

Bên cạnh những phương thức cũ, kẻ gian hiện nay có nhiều thủ đoạn mới để chiếm đoạt tài sản của khách hàng qua mạng Internet.