Vị trí chiến lược

Guam cách Honolulu 6.160km về phía đông, cách Manila (Philippines) 2.880km về phía tây, cách Tokyo (Nhật Bản) 2.430km về hướng bắc và phía nam cách Sydney (Australia) 2.000km. Theo đó, Guam cách các trọng điểm lớn ở châu Á-Thái Bình Dương không quá 6 giờ bay, là yết hầu giao thông trên biển giữa Viễn Đông, Australia và Đông Nam Á.

Trong Thế chiến 2, từ căn cứ Guam, quân đội Mỹ đã điều khoảng 1.000 máy bay B-29 tới Nhật Bản để ném bom. Cũng từ Guam, các máy bay Mỹ đã cất cánh với 2 quả bom nguyên tử để hủy diệt Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945. Kể từ đó, căn cứ này ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực và trên thế giới.

{keywords}
Một góc căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam. Ảnh: Stripes

Guam có thể đáp ứng được 5 yêu cầu chủ yếu của chiến dịch viễn chinh: Một là tập kết nhanh toàn bộ tiềm lực chiến đấu hiện có của lực lượng liên quân đến khu vực chiến sự nhằm giành thế chủ động; Hai là khôi phục tiềm lực chiến đấu thông qua hoạt động đảm bảo hậu cần trong thời gian từ 24 - 72 giờ;

Ba là đưa lên tuyến trước 2 tiểu đoàn hải quân đánh bộ hoặc lục quân di chuyển trên phương tiện đổ bộ để chiếm lĩnh bàn đạp đổ quân; Bốn là đáp ứng nhu cầu đảm bảo hậu cần cho 2 lữ đoàn trên bờ; Năm là đảm bảo rút nhanh 1 lữ đoàn ra khỏi bàn đạp trên bờ, khôi phục khả năng chiến đấu cho lữ đoàn để đáp ứng yêu cầu tiếp tục chiến đấu, ít nhất trong 30 ngày.

Ba căn cứ chính

Lực lượng Mỹ ở Guam chủ yếu tập trung tại 3 căn cứ lớn là căn cứ hải quân Apra Harbor, căn cứ không quân chiến lược Andersen và căn cứ không quân của hải quân Agana.

Apra nằm ở phía tây Guam, là hải cảng tự nhiên với diện tích mặt biển khoảng 18km2, sâu 10m, có 15 cầu cảng dài 790m, có khả năng neo đậu cho 50 tàu chiến. Đây là sở chỉ huy tiền phương, cơ sở sửa chữa tàu thuyền và bảo đảm hậu cần cho hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Đây là cảng duy nhất ở Guam có thể sử dụng cho các tàu hải quân Mỹ và của Bộ Tư lệnh vận tải biển. Trong cảng có xưởng tu sửa các loại tàu chiến của cụm chiến đấu tàu sân bay, trên 100 kho chứa vũ khí, trang thiết bị quân sự, cất giữ được cả vũ khí hạt nhân, kho chứa khoảng 160.000 tấn nhiên liệu dự trữ…

Tàu ngầm Mỹ thường neo đậu ở đây là ba tàu lớp Los Angeles gồm USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo.

Nằm ở đông bắc Guam với diện tích 66,8km2, căn cứ Andersen có hai đường băng dài 3.416m, rộng 61m, có khả năng chứa được 150 máy bay ném bom chiến lược B-52H, B-1B, B-2A. Đây cũng là nơi đồn trú của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ Tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7, Hạm đội 5 và đặc biệt là Bộ Chỉ huy Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Đông Bắc Á. 

Căn cứ Agana nằm ở miền trung Guam, diện tích 10,5km2, có 2 đường băng lần lượt dài 3.050m và 2.414m, rộng 40m, có thể chứa được 180 máy bay các loại. Đây là căn cứ máy bay trinh sát và máy bay chống ngầm chủ yếu của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Siêu căn cứ quân sự

Ngoài ra, Guam còn có các tàu đổ bộ chuyên chở lực lượng đến khu vực chiến sự, các tàu chiến mặt nước cỡ lớn để bảo vệ và yểm trợ cho lực lượng này, các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển vũ khí, khí tài tập kết trước khi tham gia chiến dịch. Các tàu chở nhiên liệu và tàu tiếp tế tổng hợp, trực tiếp đảm bảo hậu cần cho đơn vị tham gia chiến dịch.

Nhìn chung, Guam là một siêu căn cứ quân sự của Mỹ, có thể bảo đảm hậu cần và bổ sung lượng dự trữ cho lực lượng triển khai nhanh, trong đó có các cụm đột kích tàu sân bay và cụm đột kích dã chiến, các lữ đoàn đổ bộ đường không và đột kích của lục quân, không quân tầm xa, các phương tiện đột kích, vận tải đường không và vũ trụ.

Lầu Năm Góc tính toán rằng, trong trường hợp xảy ra “tình huống phức tạp” tại châu Á-Thái Bình Dương, trong thời gian ngắn nhất Mỹ có thể huy động được 10-11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Los Angeles, 80 tên lửa Patriot…

Hệ thống đảm bảo hậu cần và đảm bảo chiến đấu của Mỹ tại Guam và trên biển trong khu vực sẽ tăng cường tiềm lực, đặc biệt là nâng cao khả năng chiến đấu, sức cơ động chiến lược và chiến thuật để đảm bảo cho quân đội Mỹ xử lí các tình huống nói trên.

Nguyên Phong

Nga hé lộ ‘súng săn thông minh’ đầu tiên trên thế giới

Nga hé lộ ‘súng săn thông minh’ đầu tiên trên thế giới

Tập đoàn chế tạo vũ khí Kalashnikov ngày 23/8 đã giới thiệu với công chúng một khẩu súng săn có khả năng kết nối với điện thoại thông minh, cũng như chụp hình.

‘Cơn ác mộng’ của quân khủng bố IS tại Syria

‘Cơn ác mộng’ của quân khủng bố IS tại Syria

Trong cuộc chiến tại Syria, pháo phản lực đa nòng TOS-1A đóng vai trò không nhỏ trong chiến thắng của quân chính phủ trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.