5 ‘vùng đất xanh’ của những người sống thọ nhất thế giới
“Blue Zones” hay “vùng xanh” chỉ những khu vực địa lý trên thế giới mà ở đó, môi trường trong lành, thiên nhiên tươi đẹp, không bị ô nhiễm nhờ sự bảo vệ của cộng đồng và chính quyền địa phương. “Vùng xanh” còn là khu vực sinh sống của nhiều loài thủy hải sản, tập trung nhiều cây xanh và sông suối.
Có thể kể đến 5 “vùng xanh” nổi tiếng trên thế giới.
Đầu tiên là Icaria, một hòn đảo nằm ở Hy Lạp, nơi mọi người có chế độ ăn giàu dầu olive, thích uống rượu vang đỏ và rau củ quả tự trồng tại nhà.
Tiếp đến là Sardinia (Ý). Người dân nơi đây luôn duy trì một lối sống năng động. Họ thường xuyên săn bắn, đánh cá và nuôi trồng hầu hết mọi loại thực phẩm được sử dụng tại địa phương. Họ có một chế độ ăn uống lành mạnh với bánh mì nguyên cám, đậu, rau vườn, trái cây...
Thứ ba là Okinawa (Nhật Bản) - nơi có những phụ nữ sống thọ nhất thế giới. Người dân ở đây thường dùng rất nhiều thực phẩm chế biến từ đậu nành trong các bữa ăn và thường xuyên tập Thái cực quyền.
Thứ tư là bán đảo Nicoya (Costa Rica). Người Costa Rica thường hay nói "pura vida," có nghĩa là "cuộc sống trong sáng", với mong muốn được sống hạnh phúc mỗi ngày. Tại Nicoya, người dân luôn đề cao quan hệ xã hội bên chặt, ý thức về mục đích sống mỗi ngày và duy trì chế độ ăn ít calo để kéo dài tuổi thọ. Họ thường chỉ ăn nhẹ vào đầu buổi tối và ưa chuộng chế độ ăn truyền thống với ba loại nguyên liệu chính là bí, ngô và đậu.
Một “vùng xanh” khác là Loma Linda, California (Mỹ), nơi có những người theo đạo Cơ Đốc Phục Lâm với thói quen ăn chay nghiêm ngặt, thích tập thể dục và làm thiện nguyện.
Điều khiến “vùng xanh” nổi tiếng toàn thế giới là tuổi thọ của người dân tại đây. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy người dân ở “vùng xanh” có tuổi thọ cao nhất trên thế giới và ít mắc các bệnh mãn tính.
Thiên nhiên là cội nguồn, là hơi thở cuộc sống
Dan Buettner - một nhà thám hiểm người Mỹ, sau khi đi qua nhiều nơi và khám phá nhiều vùng đất, ông đã nghiên cứu tuổi thọ ở các vùng Blue Zones trên toàn cầu, kết quả cho thấy nhiều điều thú vị. Đơn cử như tỷ lệ người sống đến 100 tuổi ở vùng Blue Zones Okinawa tại Nhật Bản là 6,5/10.000, còn ở Mỹ là 1,7/10.000 người. Điểm độc đáo nhất trong chế độ ăn của người Okinawa là đồ tươi mỗi ngày với nhiều rau củ quả. Thực vật được trồng hoàn toàn tự nhiên. Cư dân cũng ăn thịt, nhưng là thịt hải sản và là hải sản mới đánh bắt.
Điểm khác biệt với các vùng Blue Zones khác là “thực phẩm trường thọ” của Okinawa khiêm tốn hơn về số lượng, chỉ bao gồm gạo lứt, trà xanh, nấm đông cô và đậu phụ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tuổi thọ kéo dài của người Okinawa là do chế độ ăn uống tự nhiên và lành mạnh, mọi vận động, hoạt động trong cuộc sống đều gắn với thiên nhiên, diễn ra giữa thiên nhiên trong lành, khoáng đạt.
Theo Buettner, sinh tồn là điểm giao giữa cuộc sống trường thọ và nhịp sống năng động. Nó không chỉ là sống lâu mà cần sống một cách hấp dẫn để con người có thể tận hưởng được cuộc sống. Và cách để tận hưởng cuộc sống đó chính là sống, tận hưởng, hòa mình vào thiên nhiên, vào không gian sống lý tưởng.
Bởi vậy, bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập hài hoà, những yếu tố kiến tạo nên “vùng xanh” là môi trường sống xanh, gần gũi với thiên nhiên, không khí cực kỳ trong lành và con người được thiên nhiên nuôi dưỡng, nuông chiều.
Tại Việt Nam, từ 2 thập kỉ trước, nhà sáng lập Ecopark đã kiến tạo ra một môi trường sống hướng về những yếu tố tạo nên “vùng xanh” như kể trên. Đó là “thành phố xanh” Ecopark rộng gần 500ha nhưng có tới hơn 100ha là cây xanh, mặt nước, mật độ 120 cây xanh/người, chất lượng không khí tại Ecopark vượt tiêu chuẩn cho phép của EU (25 Mg/l không khí) và tương đương với chất lượng không khí tại New Zealand - một trong những nơi có chất lượng không khí sạch nhất thế giới. Đây cũng là lý do Ecopark ngày càng thu hút được nhiều cư dân, kéo họ ra khỏi nội thành thật hẹp, bí bách, nơi con người được thiên nhiên yêu thương, nuông chiều.
Ngọc Minh