Nhìn chung, điểm chuẩn đầu vào của ngành ở mức khá cao và có xu hướng tăng trong 4 năm gần đây. Những trường dẫn đầu về đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng khu vực phía Bắc là Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính,… Điểm chuẩn ngành này ở các trường đều từ 25 điểm trở lên.
Tại ĐH Hà Nội, đa phần các ngành của trường lấy thang điểm 40. Năm 2021, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng của trường ĐH Hà Nội là 35,27, tăng mạnh từ mức 31,5 điểm của năm 2020 và 28,98 năm 2019. Dự kiến, học phí của trường năm 2022 từ 600.000 - 1.300.000 đồng/tín chỉ tùy thuộc vào chương trình đào tạo.
Trường ĐH Ngoại thương luôn là ngôi trường có điểm chuẩn vào ngành Tài chính - Ngân hàng cao nhất cả nước. Năm 2021, ngành Tài chính - Ngân hàng của ĐH Ngoại thương có mức điểm chuẩn là 28,25 cho khối A00. Đối với các tổ hợp xét tuyển có môn Ngoại ngữ, thí sinh được giảm 0,5 điểm. Như vậy, thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn có thể không đỗ. Năm 2022, trường tuyển sinh 90 chỉ tiêu cho ngành Tài chính - Ngân hàng. Mức học phí dao động trong khoảng từ 22 - 65 triệu đồng/năm tùy vào chương trình đào tạo.
Học viện Ngân hàng nổi tiếng với các chương trình đào tạo liên quan đến tài chính, ngân hàng, kế toán… Vì vậy, điểm chuẩn năm 2021 của trường ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không thấp với mức điểm 26,5, tăng khá nhiều so với các năm trước. Năm 2022, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 350 chỉ tiêu ngành Tài chính - Ngân hàng với mức học phí hệ đại trà dự kiến là 12-14,5 triệu/năm và 32,5 triệu/năm đối với hệ đào tạo chất lượng cao.
Tại Học viện Tài chính, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng ở mức cao năm 2021 (26,1 điểm), tăng mạnh từ mốc 21,45 điểm năm 2019. Năm 2022, Học viện Tài chính dự kiến tuyển sinh 1.360 chỉ tiêu ngành Tài chính - Ngân hàng cho chương trình đào tạo đại trà và 550 chỉ tiêu cho hệ chất lượng cao. Từ năm 2021-2022, mức học phí của trường khoảng 15 triệu/năm và có lộ trình tăng học phí các năm tiếp theo không quá 10%. Học phí của hệ chất lượng cao là 45 triệu/năm.
Còn ở khu vực phía Nam, những trường có mức điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng khá cao, trên 25 điểm có Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng có điểm chuẩn tương đối cao (25,65 điểm).
Tại ĐH Mở TP.HCM, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng năm 2021 là 25,85 điểm. Năm 2022, trường dự kiến tuyển khoảng 420 chỉ tiêu và mức học phí trung bình khoảng 15,5 triệu - 22 triệu/năm học.
Đại học Công nghiệp TP.HCM có điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng là 23,5 điểm năm 2021. Năm nay, trường dự kiến tuyển sinh khoảng 180 chỉ tiêu và mức học phí khoảng 25,4 triệu - 27,8 triệu/năm.
Một số trường có mức điểm chuẩn năm 2021 dễ thở hơn mà thí sinh có thể tham khảo là Đại học Điện lực (21,5), Đại học Kinh tế - ĐH Huế (23), ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (21,5)...
Tên trường |
Điểm chuẩn 2019 |
Điểm chuẩn 2020 |
Điểm chuẩn 2021 |
Đại học Hà Nội |
28.98 |
31.5 |
35.27 |
Đại học Ngoại thương |
25.75 |
27.65 |
28.25 |
Học viện Ngân hàng |
22.25 |
25.5 |
26.5 |
Học viện Tài chính |
21.45 |
25 |
26.1 |
Đại học Kinh tế TP HCM |
23.1 |
25.8 |
25.9 |
Đại học Ngân Hàng TP HCM |
21.75 |
24.85 |
25.65 |
Đại học Mở TP HCM |
20.6 |
24 |
25.85 |
Đại học Công đoàn |
18.65 |
22.5 |
24.7 |
Đại học Công nghiệp TP HCM |
18.5 |
22.5 |
23.5 |
Đại học Kinh Tế - Đại học Huế |
15 |
17 |
23 |
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM |
18 |
20 |
22.75 |
Đại học Điện lực |
15 |
16 |
21.5 |
>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022
Điểm chuẩn 3 phương thức xét tuyển của ĐH Ngoại thương
Điểm chuẩn và học phí ngành Quản trị kinh doanh thế nào?
Gần 50 đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ 2022
Doãn Hùng