Hàng trăm binh sĩ của Trung Quốc và Ấn Độ đang kẹt trong bế tắc tại cao nguyên Doklam, khu vực trên núi Himalyan hiện do Bhutan quản lý nhưng Trung Quốc dường như đang xây dựng một con đường.
Với tư cách quốc gia bảo hộ cho Bhutan, Ấn Độ đã huy động tới 10.000 quân để đề phòng tình huống bất ngờ, Brahma Chellany, giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách đóng tại New Delhi cho biết.
Hiện dự án mở đường đã dừng lại, song Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu quân Ấn Độ phải rút về nước trước khi một cuộc hội đàm được tiến hành.
|
Trung Quốc tuyên bố, cao nguyên Doklam từ lâu đã thuộc nước này và việc Ấn Độ đưa quân tới khu vực này là "một dấu hiệu ngạo mạn" khi mà Ấn Độ còn xa mới bắt kịp Trung Quốc về kinh tế, quân sự và chỉ số xã hội, Mohan Malik - giáo sư thuộc Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương về nghiên cứu an ninh tại Honolulu nói.
Thực tế, binh sĩ hai phía chỉ canh chừng lẫn nhau cho tới khi chính phủ hội đàm. "Hồ sơ theo dõi cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ giữ bình tĩnh khá tốt", Sameer Lalwani, phó Giám đốc trung tâm tư vấn The Stimson cho hay.
Ông Lalwani nói, bế tắc năm 1986 giữa hai nước kéo dài 10 tháng cho tới khi mọi việc được giải quyết thông qua đàm phán cấp cao. "Bế tắc hiện nay có thể giảm dần khi thời tiết lạnh giá đang kéo tới và hội đàm chính thức có thể diễn ra nếu Ấn Độ rút quân hoặc cả hai phía vẫn giữ nguyên vị trí".
|
Khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở mức thấp do hai bên đã thích nghi với tình trạng bế tắc. Cả hai nước đều đã học được cách sống trong khu vực trung gian tại dãy Himalaya, không nhượng bộ cũng như không đẩy phía đối phương ra ngoài.
Tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc rõ nhất ở hai vùng, Aksai Chin và một phần Arunachal Pradesh, với Bắc Kinh kiểm soát khu vực Aksai Chin còn Ấn Độ nắm quyền khu vực còn lại.
Căng thẳng quân sự giữa hai phía năm 2013 và 2014 khá là kịch tính, song không đi tới chiến tranh, ông Chellany nói với tạp chí Forbes. Bế tắc lần này cũng vậy. Giới chức ở New Delhi cho hay, bất đồng giữa hai nước có thể được hóa giải mà không cần "thể hiện sức mạnh".
- Hoài Linh
Trung Quốc điều khí tài hạng nặng, đòi Ấn Độ rút quân
Trung Quốc vừa lại lên tiếng kêu gọi Ấn Độ rút quân khỏi một khu vực tranh chấp trên dãy Himalaya để tránh "tình hình leo thang".
Chiến cơ Ấn Độ mất tích ở vùng TQ nói có tranh chấp
Một chiến cơ Su-30 của Ấn Độ đã biến mất trên màn hình radar khi đang làm nhiệm vụ ở Arunachal Pradesh.
Chiến cơ Trung Quốc xâm phạm bầu trời Ấn Độ
Một máy bay ném bom của quân đội Trung Quốc mới đây đã xâm phạm không phận của Ấn Độ ở khu vực Aksai Chin, gần biên giới hai nước.
Ấn Độ điều trăm xe tăng tới biên giới với Trung Quốc
Do căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi gia tăng, Ấn Độ đã điều gần 100 xe tăng và binh sĩ tới biên giới nước này với Trung Quốc.
Ấn Độ tố Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ
New Delhi cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm biên giới Ấn Độ cả trên bộ lẫn trên không hôm 19/7. Cáo buộc đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước tăng cao.
Ấn Độ trục xuất 3 phóng viên Tân Hoa xã
Do “lo ngại” của cơ quan tình báo, chính phủ Ấn Độ không đồng ý triển hạn visa cho 3 nhà báo của hãng Tân Hoa xã và yêu cầu họ phải rời khỏi nước này.
Ấn Độ triển khai tên lửa khủng, TQ kêu gọi bình tĩnh
Trung Quốc hôm 25/8 kêu gọi Ấn Độ bình tĩnh khi New Delhi định vũ trang tên lửa hành trình BrahMos cho binh sĩ dọc biên giới tranh chấp