Nhằm thực hiện đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 120), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Cùng với các đơn vị trong toàn quân, với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng đã xung kích, đi đầu trong tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những người lính quân hàm xanh đã gắn bó máu thịt với nhân dân, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”; vừa tuyên truyền, vận động, vừa chung tay xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới… Góp phần cùng các địa phương từng bước triển khai hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống giáo dục, y tế ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới.
Từ những kết quả, thành công của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số thời gian qua sẽ là những bài học quí để chúng ta triển khai thành công Nghị quyết số 120 của Quốc hội.
Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm: “Bộ đội biên phòng đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới”, với sự tham gia của 3 vị khách mời:
- Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng.
- Đại tá Vũ Đức Tú, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La.
- Trung úy Vì Văn Liêm, cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La).
Mời quý độc giả theo dõi video:
Tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết 120 của Quốc hội
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, chúng tôi được biết, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vươn lên trong cuộc sống, nhất là về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã có nhiều chủ trương, giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Xin Thiếu tướng cho biết một số chủ trương, giải pháp đó?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Lực lượng Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Bộ đội Biên phòng thực hiện rất nhiều biện pháp công tác. Trong đó, biện pháp vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng là nền tảng, qua đó xây dựng nền biên phòng toàn dân, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là quần chúng nhân dân ở vùng biên giới tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước là lấy dân làm gốc, đặc biệt là lĩnh vực quản lý và bảo vệ biên giới, Bộ đội Biên phòng cũng xác định phải tăng cường, phối hợp, làm tốt nhiệm vụ này. Qua đó, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp. Các chủ trương, giải pháp của Bộ đội Biên phòng cũng dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước.
Ngày 28/3/1998, Chính phủ có chủ trương lớn, đó là Chỉ thị số 15 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh ở các xã, phường biên giới, hải đảo.
Lúc đó Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng có chỉ đạo và Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng đã có Nghị quyết số 24 ngày 20/12/1998 về việc “Bộ đội Biên phòng tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế và tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo”, Nghị quyết này có rất nhiều giải pháp cụ thể.
Sau đó đến năm 2000, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tiếp tục ban hành Chỉ thị số 31/CT-BTL, triển khai cụ thể cho tất cả các đơn vị Bộ đội Biên phòng thực hiện việc tăng cường tham gia các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo; như đẩy mạnh, đưa cán bộ tăng cường cho các xã, để phát triển kinh tế xã hội, phối hợp chặt chẽ với các địa phương củng cố quốc phòng an ninh.
Tiếp đó, Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng lại tiếp tục ban hành chỉ thị mới là Chỉ thị số 19 ngày 25/7/2008 về việc tiếp tục đẩy mạnh tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Như vậy, các chủ trương, các Nghị quyết của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đều xác định, Bộ đội Biên phòng phải tham gia vào việc xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn biên giới, nơi có các đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống.
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã xác định:
Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện cũng như làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, làm sao hiểu được chủ trương, phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ này ở địa bàn biên giới.
Thứ hai: Bộ đội Biên phòng phải tích cực, chủ động làm tham mưu cho cấp ủy chính quyền các địa phương, phối hợp với các lực lượng, các ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương, để triển khai các chủ trương, biện pháp này có hiệu quả tại địa bàn biên giới.
Thứ ba: Đối với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đều xác định, các xã, phường địa bàn biên giới đều coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên như Đảng ta đã xác định: “Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược quốc gia” đối với địa bàn các xã dân tộc thiểu số và miền núi biên giới, hải đảo.
Chính vì vậy, tất cả các chủ trương, giải pháp đã được cụ thể hóa, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và huy động được sức mạnh của toàn dân cũng như các ngành, các lực lượng cùng với Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế - xã hội và củng cố vững chắc quốc phòng an ninh ở địa bàn biên giới.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các địa phương biên giới đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn biên giới từng bước phát triển tích cực. Đặc biệt là địa bàn có các đơn vị biên phòng quản lý.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, từ những chủ trương, giải pháp trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đặc biệt là Nghị quyết số 24 đã có những tác động gì đến việc Bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện Nghị quyết số 120 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Những năm qua, Bộ đội Biên phòng và các địa phương đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới, đến nay đã đạt được những kết quả tích cực khi thực hiện những chủ trương, giải pháp trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đặc biệt là Nghị quyết số 24. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới được nâng lên.
Nghị Quyết số 120 của Thường vụ Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 có một số mục tiêu hết sức cụ thể.
Đó là làm sao thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn ở biên giới vươn lên.
Những hoạt động mà Bộ đội Biên phòng thực hiện trong thời gian qua cũng là kết quả, tiền đề quan trọng cho việc các địa phương cùng Bộ đội Biên phòng tiếp tục triển khai, thực hiện thắng lợi, thành công Nghị quyết 120 này.
Bởi Bộ đội Biên phòng vẫn xác định, đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản của Bộ đội Biên phòng để huy động sức mạnh của toàn dân trong tham gia bảo vệ biên giới. Và trong Luật Biên phòng Việt Nam cũng xác định: Sự nghiệp bảo vệ giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, lấy dân làm gốc, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống.
Do đó, khi đồng bào ổn định cuộc sống, không phải lo lắng về kinh tế, lúc đó mới có điều kiện cùng cơ quan chức năng, cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Từ việc Bộ đội Biên phòng quán triệt triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở cơ sở đã quán triệt và triển khai tốt các chỉ thị của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tạo ra nhiều chương trình, mô hình, sáng kiến tiêu biểu và những chương trình, mô hình, sáng kiến này hiện Bộ đội Biên phòng vẫn đang phối hợp với các lực lượng và cấp ủy chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả, giúp nhận thức của bà con được nâng lên, đời sống được cải thiện.
Một số mô hình đã và đang được Bộ đội Biên phòng triển khai, phát huy hiệu quả như: “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” hàng năm đều được tổ chức như một hoạt động lớn trước Tết Nguyên đán để cùng các lực lượng chăm sóc cho đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới.
Một hoạt động nữa rất có hiệu quả, cũng đã được Bộ đội Biên phòng triển khai trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện, vận động, đó là chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn Biên phòng”. Hai chương trình này được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các địa phương đánh giá rất cao.
Ngoài ra, còn nhiều chương trình khác mà Bộ đội Biên phòng đang triển khai phối hợp với các cơ quan, ban, ngành Trung ương thực hiện trên các địa bàn biên giới toàn quốc, trong đó phải kể đến chương trình “Ngày hội Biên phòng toàn dân”.
“Ngày hội Biên phòng toàn dân” là chuỗi các hoạt động thiết thực hướng về khu vực biên giới, phát huy vai trò chuyên trách, nòng cốt của Bộ đội Biên phòng; vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân khu vực biên giới cùng chung sức xây dựng và củng cố nền biên phòng toàn dân vững mạnh. Cùng với các hoạt động hướng về khu vực biên giới, chăm lo cho người nghèo, tặng học bổng học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, “Ngày hội Biên phòng toàn dân” cũng tuyên dương các tổ chức, cá nhân, những người có uy tín, các chức sắc trong dân tộc tôn giáo,… có nhiều thành tích đóng góp cho các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới; đồng thời động viên, khuyến khích và phát huy vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân trong quản lý, bảo vệ biên giới. Chính vì thế, chương trình thu hút được sự tham gia của các ngành, các cấp.
Ngoài ra, còn có nhiều chương trình khác như: Mái ấm cho người nghèo ở biên giới, hải đảo; Bò giống cho người nghèo ở nơi biên giới; Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng phụ nữ biên cương…
Như vậy, với những chương trình Bộ đội Biên phòng đã và đang triển khai, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Quốc phòng Trung ương, các địa phương, các lực lượng, các cấp, các ngành thực hiện trong thời gian qua đang có hiệu quả và có sức lan tỏa, tiếp tục được mở rộng, phát triển.
Đó là những tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết 120 của Thường vụ Quốc hội, để huy động được sức mạnh của các ngành, các cấp trong việc xây dựng nền biên phòng toàn dân, xây dựng thế trận biên phòng nhân dân ở khu vực biên giới, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như là bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, qua đó thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước, xây dựng, bảo vệ vững chắc nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm an sinh xã hội gắn với bảo vệ an ninh biên giới quốc gia
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Đại tá Vũ Đức Tú, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã có những đóng góp lớn trong việc tham mưu và trực tiếp triển khai thực hiện các chương trình, mô hình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới. Xin Đại tá chia sẻ kỹ hơn về những chương trình và mô hình này?
Đại tá Vũ Đức Tú: Trong những năm qua, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số biên giới, gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã tham mưu, phối hợp và triển khai đồng bộ, hiệu quả các phong trào, chương trình, mô hình giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội nói chung, như: Nâng bước em tới trường, Con nuôi đồn Biên phòng, Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản,.... cùng nhiều chương trình khác như Thiếu tướng Văn Ngọc Quế đã chia sẻ.
Gắn với điều kiện cụ thể tại địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã xây dựng các mô hình giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội gắn với tình hình thực tế tại địa phương, nổi bật là các mô hình: “Ươm mầm xanh biên giới - vững bước tới tương lai, Bữa sáng cho em, Thầy giáo quân hàm xanh, Trồng cây ăn quả trên đất dốc...". Trong đó, mô hình “Bữa sáng cho em” đã được triển khai ở các đồn Biên phòng trong tỉnh trong suốt những năm qua đã thực sự mang lại ý nghĩa nhân văn, sự chia sẻ, đồng cam cộng khổ của lực lượng biên phòng với đồng bào các dân tộc nơi biên giới.
Cứ vào sáng sớm mỗi ngày, cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng ở Sơn La lại tổ chức nấu cơm tại đồn và cùng với các thầy, cô giáo mang cơm đến tận các điểm trường cho các cháu học sinh nghèo ăn sáng. Hiện nay, chúng tôi tiếp tục duy trì mô hình này vì mô hình mang tính nhân văn, sâu sắc, giúp đỡ cho các em có hoàn cảnh khó khăn có thể đến lớp.
Còn mô hình “Thầy giáo quân hàm xanh” được triển khai ở một số đồn biên phòng trong tỉnh, đã trực tiếp giúp đỡ hàng trăm lượt người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết, không còn tự ti, mặc cảm khi không biết chữ; nhờ có con chữ nên nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, từ đó có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống.
Để triển khai chương trình này, chúng tôi đã phối hợp với ngành giáo dục tỉnh thực hiện khảo sát ở một số đồn biên phòng, sau đó lựa chọn các đồng chí có khả năng về sư phạm; các đồng chí có tâm huyết và biết nhiều ngoại ngữ, nhất là biết tiếng dân tộc, rồi cử họ đi tập huấn và tổ chức các lớp học ở vùng biên giới. Học sinh ở những lớp học này có nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già đến trẻ em; từ phụ nữ đến nam giới....
Chúng tôi rất tự hào mỗi khi xuống bản làng, gặp gỡ và tiếp xúc với đồng bào, đặc biệt là đội ngũ cốt cán là các già làng, trưởng bản, những người uy có tín…, khi gặp chúng tôi, họ tự hào khoe với chúng tôi, rằng: “Tôi là học sinh lớp xóa mù chữ” của cán bộ Biên phòng".
Nhờ lớp học xóa mù chữ, bà con biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết tiếp cận khoa học kỹ thuật để áp dụng vào làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, từ đó giúp nâng cao đời sống của gia đình, làng bản và địa phương mình.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Trung úy Vì Văn Liêm! Như chúng ta đã biết, bà con dân tộc thiểu số còn những thói quen, tập tục lạc hậu đã ăn sâu từ bao đời, để lay chuyển và giúp bà con thay đổi thật không dễ, vậy cá nhân Trung úy đã có những cách làm như thế nào để bà con tin và làm theo, từ đó vươn lên trong cuộc sống?
Trung úy Vì Văn Liêm: Đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều thói quen, tập tục lạc hậu đi sâu từ bao đời. Để lay chuyển, giúp bà con thay đổi nhận thức, thói quen… trong quá trình gắn bó với đồng bào dân tộc, bản thân tôi cũng có một số kinh nghiệm để gần gũi, thuyết phục bà con.
Đầu tiên đó là phải nắm rõ được phong tục, tập quán của từng dân tộc, để từ đó thấy được đâu là nét đẹp, là bản sắc văn hóa của dân tộc cần gìn giữ và phát huy. Đồng thời chỉ ra cho bà con thấy được đâu là thói quen xấu, là hủ tục lạc hậu cần loại bỏ.
Thứ hai là tôi thường gần gũi, gắn bó với đồng bào, thực hiện tốt 4 cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, để chia sẻ kịp thời với bà con những khó khăn, tâm tư, tình cảm cũng như nguyện vọng chính đáng của bà con; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở địa phương để làm gương, vận động đồng bào, từ đó hướng dẫn các cháu học sinh đi học, không tin vào những hủ tục lạc hậu.
Thứ ba là phải kiên trì tuyên truyền đến từng người, từng hộ gia đình, dòng họ và đến từng nhà, từng bản làng để vận động bà con không duy trì, làm theo những tập tục lạc hậu. Nhất là việc gặp gỡ, động viên già làng, trưởng bản, người có uy tín để thuyết phục họ làm gương vận động đồng bào; nhất là hướng dẫn các cháu học sinh không học và làm theo các tập tục lạc hậu... từ đó làm thay đổi nhận thức, thói quen của đồng bào về các tập tục lạc hậu.
Kinh nghiệm nữa là tham mưu cho ban chỉ huy đồn, chính quyền địa phương quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc bằng những việc làm cụ thể, thông qua các mô hình và chương trình mà Bộ đội Biên phòng đang thực hiện như: Nâng cao nhận thức cho đồng bào thông qua việc mở lớp học xóa mù chữ; tổ chức các chương trình bữa sáng cho em, đỡ đầu các cháu có hoàn cảnh khó khăn với chương trình “Nâng bước em đến trường”; rồi chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc bằng cách cử quân y đến khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí…
Từ những việc làm cụ thể, thiết thực nêu trên đã giúp cho đồng bào nhận thấy được cái hay, cái xấu từ đó giúp bà con dân tộc dần dần không làm theo thói quen, không duy trì những tập tục lạc hậu nữa, thay vào đó là cùng nhau xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư, làng bản văn hóa, cùng lực lượng Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Nhà báo Diệu Bình: Vâng, thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế. Xin Thiếu tướng cho biết rõ hơn về phương châm “Ba bám, bốn cùng” của Bộ đội Biên phòng, nhất là việc củng cố thế trận lòng dân tại các tuyến biên giới?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Đối với nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia được Đảng, Nhà nước xác định trong nhiều văn kiện của Đảng, đó là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của toàn quân, toàn dân cả nước và Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách. Nhân dân làm chủ thể, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng từ khi thành lập đến nay, với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, để huy động được sức mạnh tổng hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững chắc; sự gắn kết giữa Bộ đội Biên phòng với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân khu vực biên giới góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Việc thực hiện phương châm “3 bám, 4 cùng” là một biện pháp công tác của Bộ đội Biên phòng. Trong đó, “3 bám” là: Bám chủ trương chính sách, bám đơn vị, bám địa bàn; “4 cùng” là trực tiếp ở đơn vị cơ sở, trực tiếp gần gũi với đồng bào: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc, để tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức.
Trong thời gian qua, nhận thức của đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao. Đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới đã cùng với Bộ đội Biên phòng phát hiện, tố giác, đấu tranh các hành vi vi phạm đến chủ quyền an ninh biên giới. Đơn cử như trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh Covid-19, người dân đã cùng với Bộ đội Biên phòng ngăn chặn thành công nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép vào nội địa.
Đặc biệt, Bộ đội Biên phòng thực hiện khẩu hiệu của công tác quần chúng là: “Gần dân, học dân, hiểu dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”. Thông qua các chương trình, mô hình cụ thể của Bộ đội Biên phòng đều có mục đích cuối cùng là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Bộ đội Biên phòng thường xuyên gần dân như vậy nên việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở tại địa bàn biên giới rất hiệu quả. Qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thôn, bản khu vực biên giới phát triển kinh tế xã hội, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Đại tá Vũ Đức Tú! Không chỉ mở các lớp học xoá mù chữ giúp hàng trăm người dân nơi biên giới biết đọc, biết viết, từ năm 2016, các đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cũng đã đồng loạt triển khai thực hiện các chương trình: Nâng bước em tới trường, Con nuôi đồn Biên phòng,.... Đại tá có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật trong thực hiện các chương trình này?
Đại tá Vũ Đức Tú: Từ năm 2016 đến nay, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã tổ chức có hiệu quả các chương trình: Nâng bước em đến trường, Con nuôi đồn biên phòng.
Hiện chúng tôi đón 10 cháu mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa về nuôi tại 5 đồn biên phòng, các cháu đã thể hiện, khẳng định bản thân là một “chiến sĩ nhí” khi kết quả học tập rất tốt, phát triển về mọi mặt.
Trong chương trình “Nâng bước em đến trường”, hàng năm, chúng tôi duy trì từ 70 đến 90 em học sinh, trong đó có sự chung tay của các lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, lãnh đạo tỉnh cùng với các cơ quan ban, ngành trong tỉnh, cũng như các huyện biên giới đến với các cháu.
Ngoài việc hỗ trợ học bổng, chúng tôi thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, với gia đình để giúp đỡ, hướng dẫn các cháu trong học tập. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá như chương trình học kì quân đội, trong đó ưu tiên dành cho con em đồng bào dân tộc khu vực biên giới, các cháu trong danh sách hỗ trợ của chương trình.
Ngoài ra, được sự giúp đỡ của các đơn vị thiện nguyện, các mạnh thường quân và các địa phương hỗ trợ về vật chất cho các cháu. Và hiện nay, chúng tôi đang triển khai mở rộng chương trình với số lượng 100 cháu.
Nhờ các hoạt động này nên không có cháu nào bỏ học giữa chừng, kết quả học tập hầu như tiến bộ vượt bậc.
Chúng tôi xác định, đây cũng là một trong những chiến lược phát triển theo chủ trương của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đó là chăm lo cho thế hệ tương lai của con em đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới.
Ngoài ra, chúng tôi đã kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ từ việc tu sửa, xây dựng mới các phòng học, trường học tạm, trường học dột nát, xây những điểm trường, công trình phụ kiện cũng như đầu tư các hoạt động văn hoá tinh thần như xây sân chơi cho các cháu… Đến nay chúng tôi đã thực hiện được tổng số trên 16 phòng học, kinh phí trên 4 tỷ đồng tiền xã hội hóa.
Có thể khẳng định, tất cả các nội dung, chăm sóc, đồng hành cũng các cháu, thể hiện từ việc đón các cháu về nuôi, hỗ trợ học bổng, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn, dìu dắt các cháu đến trường học con chữ… đều nhằm mục đích nâng cao nhận thức, giúp đồng bào dân tộc khu vực biên giới vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để từ đó đồng bào cùng chung tay giúp xây dựng khu vực biên giới ngày càng vững mạnh.
Nhà báo Diệu Bình: Là một cán bộ trực tiếp đứng lớp dạy học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới Sơn La, Xin Trung uý Vì Văn Liêm có thể chia sẻ một vài câu chuyện để lại ấn tượng nhất trong hành trình gieo con chữ cho đồng bào nơi biên giới?
Trung úy Vì Văn Liêm: Là một cán bộ trực tiếp đứng lớp dạy xóa mù chữ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Sơn La, bản thân tôi cũng trực tiếp giảng dạy ở nhiều bản, đã từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện xúc động.
Một trong những hình ảnh khiến tôi nhớ mãi không quên, đó là những ngày đầu tiên tôi đứng lớp dạy xóa mù chữ ở bản Huổi Pá (Xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp) do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La mở. Lúc đó, ngày nào đến lớp tôi cũng bắt gặp một bà cụ lớn tuổi đứng lấp ló sau khung cửa sổ để theo dõi lớp học.
Một hôm, ngay sau giờ giải lao, tôi tranh thủ ra gặp bà hỏi chuyện. Bà giới thiệu bà tên là Hạng Thị Sông (65 tuổi). Bà rụt rè mãi mới nói được với tôi rằng: “Tôi già rồi nhưng vẫn muốn đi học”.
Biết được tâm tư và mong ước của bà, không ngần ngại tôi đã nói ngay với bà: “Từ ngày mai, cháu mời bà đến lớp học ạ”. Tuy nhiên, bà Sông cho biết, bà phải lẻn đến lớp vì con cháu của bà không cho đi học, họ nói: “Bà già rồi, học làm gì?”.
Nghe bà nói vậy nên ngay sau buổi học, tôi đã đến tận nhà bà tuyên truyền, thuyết phục gia đình, cho bà được đi học. Mới đầu nghe chuyện, gia đình bà đều phản đối nhưng tôi vẫn kiên trì, tìm mọi cách để phân tích, động viên, giải thích họ cho hiểu được tầm quan trọng, lợi ích của việc học chữ. Tôi nói, nếu đi học, ngoài biết đọc chữ còn có thể tính toán. Ví dụ như sau này gia đình có bán con gà, con vịt, hay bao ngô, bao sắn, thì sẽ biết tính tiền…; hay khi đi khám bệnh, bác sĩ kê đơn thuốc về nhà biết đọc đơn thuốc, biết uống thuốc thế nào cho đúng…
Sau nhiều lần thuyết phục, con cháu bà Sông đã đồng ý để bà đi học. Họ nói: “Tùy cán bộ, để bà đi học nhưng chắc bà tuổi già, mắt kém, không nhìn thấy chữ đâu”.
Khi được gia đình bà đồng ý, tôi mừng quá nên ngay sau đó, tôi đã tự trích 1 khoản tiền lương của mình, tặng bà một chiếc kính lão để giúp bà khi học nhìn rõ hơn con chữ.
Nhận được món quà nhỏ đó, bà Sông rất phấn khởi, đã chăm chỉ theo lớp học. Thời gian đầu tuy việc học chữ khá khó khăn, nhưng bù lại bà Sông rất chăm chỉ và ham học nên chỉ sau thời gian, bà Sông đã biết viết số, từ đơn giản. Sau 8 tháng học, bà đã biết đọc, biết viết, biết làm những phép tính đơn giản như các học sinh khác.
Đây là một trong những ấn tượng đối với bản thân tôi suốt quá trình dạy chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là động lực để tôi phấn đấu, tiếp tục cố gắng lên lớp dạy xóa mù chữ cho bà con, cùng bà con xóa đi cái đói, cái nghèo khu vực biên giới.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế! Khu vực biên giới là phên dậu của Tổ quốc, nơi sinh sống của 54 dân tộc, việc xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được thực hiện như thế nào? Thiếu tướng tâm đắc với hoạt động nào nhất?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Để xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng tòan dân, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã lành đạo, chỉ đạo các đơn vị Bộ đội Biên phòng triển khai nhiều nội dung nhằm xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân.
Trong tất cả các nghị quyết, chỉ thị đều xác định, phải quán triệt và nắm vững các đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của cấp trên, để triển khai đến tất cả đơn vị Bộ đội Biên phòng.
Thời gian gần đây, Bộ đội Biên phòng đang chỉ đạo, quán triệt về chiến lược bảo vệ Tổ quốc thực hiện sao cho hiệu quả. Đồng thời, chỉ đạo, quán triệt về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia theo Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính Trị về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia. Và gần đây nhất là đang triển khai Luật Biên phòng Việt Nam.
Hiện lực lượng Bộ đội Biên phòng tập trung triển khai các chủ trương này. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, triển khai sao cho đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng sẽ thực hiện, làm tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, cùng huy động sức mạnh tổng hợp, để bà con cùng với Bộ đội Biên phòng tham gia bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
Ngoài ra, các đơn vị Bộ đội Biên phòng cũng chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống giúp bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số biên giới ngày một khởi sắc.
Trước hết, về củng cố cơ sở chính trị, tại nhiệm kỳ 2020 – 2025, thực hiện Kết luận số 68-KL/TW ngày 05/02/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về 2 năm thực hiện chủ trương thí điểm tăng cường thêm cấp ủy viên là cán bộ đồn biên phòng vào cấp ủy, cấp huyện biên giới, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các địa phương, cử 165 cán bộ đồn biên phòng tham gia các cấp ủy, cấp huyện và 517 cán bộ đồn biên phòng tham gia cấp ủy, cấp xã tại các địa bàn biên giới. Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng còn phân công các đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt với các thôn, bản biên giới; phân công các đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình biên giới vừa tuyên truyền, vận động, vừa giúp dân xóa đói, giảm nghèo.
Về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Bộ đội Biên phòng đang duy trì trên 300 cán bộ tăng cường các xã. Nghĩa là làm nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho cấp ủy, chính quyền các địa phương phát triển kinh tế - xã hội với vai trò vừa giống như một cán bộ khuyến lâm, khuyến nông, vừa giống như một giáo viên, thực hiện vai trò giống đồng chí Vì Văn Liêm đang có mặt ở đây.
Để huy động được sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Bộ đội Biên phòng cũng đã ký kết với 19 bộ, ngành tương ứng với các đơn vị ở cơ sở địa phương phối hợp cùng nhau thực hiện. Vì vậy, ngoài các chương trình, mô hình chúng tôi điểm trên đây, còn có một số mô hình, chương trình chúng tôi phối hợp với các ngành đã thực hiện rất có hiệu quả, có sự lan tỏa, phát triển qua từng năm, được các ngành, các cấp địa phương đánh giá cao và họ đã hướng về biên giới, cùng Bộ đội Biên phòng chung tay thực hiện.
Trong tình hình xu thế hội nhập quốc tế, Bộ đội Biên phòng cũng đã chủ động tích cực làm tham mưu cho các địa phương, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước, các địa phương làm nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng biên giới, ngoại giao nhân dân, đối ngoại biên phòng…., thời gian vừa qua đã huy động được sức mạnh, phối hợp với các lực lượng hai bên biên giới.
Như phong trào kết nghĩa đồn, trạm của Bộ đội Biên phòng Việt nam với các lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng. Trong các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, trao đổi thông tin và giải quyết xử lý các vấn đề vụ việc xảy ra nơi biên giới.
Đồng thời, Bộ đội Biên phòng cũng tham mưu cho các địa phương xây dựng mô hình: “Kết nghĩa cụm dân cư 2 bên biên giới”. Mô hình này tại các địa phương đều có, đến nay hoạt động rất hiệu quả.
Hiện nay, trên các tuyến biên giới như tuyến biên giới Trung Quốc, tuyến biên giới Lào, tuyến biên giới Campuchia, đều có mô hình này. Mô hình này đã phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc, thân tộc, cùng nhau bảo vệ đường biên giới và thực hiện 4 mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước là xây dựng biên giới Việt Nam với các nước láng giềng hòa bình, ổn định, hiệu quả, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Hiện nay, nhiều đồn biên phòng ở khu vực biên giới có tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ là đồng bào dân tộc địa phương rất cao, có những đơn vị chiếm 60 – 70% quân số của đơn vị. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của địa phương cùng đồng bào dân tộc nơi biên giới phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền biên phòng toàn dân trong củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân.
Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Đại tá Vũ Đức Tú, nếu không hiểu bà con nói gì, không biết gì về phong tục của bà con thì không thể vận động, giúp đỡ bà con hiệu quả. Vậy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã có những giải pháp nào để khắc phục vấn đề này?
Đại tá Vũ Đức Tú: Để thực hiện tốt nhiệm vụ nòng cốt chuyên trách trong quản lý, bảo vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới, một trong những nội dung rất quan trọng, đó là quán triệt quan điểm của Đảng trong việc phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, phải hiểu dân, gần dân.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ trong phương châm “3 bám, 4 cùng”, một yêu cầu đặt ra là phải hiểu, biết tiếng dân tộc, tiếng của nước láng giềng. Vì vậy, để thực hiện chủ trương này, trong nhiều năm qua, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã phối hợp với ngành dân tộc, các nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tiếng dân tộc, bồi dưỡng kiến thức dân tộc.
Thông qua đây chúng tôi đã gửi nhiều đồng chí ở các đơn vị làm nòng cốt đi học, tiếp thu sau đó về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/ĐUBP ngày 24/11/2009 của Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng và Kế hoạch số 422/KH-BTL ngày 30/3/2010 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về việc “Học ngoại ngữ, học tiếng dân tộc và tiếng nước láng giềng đối với cán bộ, chiến sĩ trong Bộ đội Biên phòng”.
Chúng tôi đã quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng xây dựng kế hoạch và triển khai rất hiệu quả. Đến nay, đã tổ chức được 4 lớp tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Ngoài ra, các đồn biên phòng đều tổ chức các lớp học tiếng dân tộc, tùy theo từng địa bàn của mình.
Trong quá trình học gắn với đi công tác cơ sở để tập giao tiếp cũng như củng cố kiến thức. Ngoài ra, phát huy tinh thần tự học của cán bộ, chiến sĩ trong việc tận dụng thời gian, tranh thủ các nguồn tại liệu… Nhờ đó, phong trào học tiếng dân tộc lên rất cao, các anh em tự học, quy định nói tiếng dân tộc vào những giờ cụ thể và những việc bắt buộc phải nói tiếng dân tộc.
Đến nay, có những đơn vị triển khai những mô hình này rất tích cực như Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nậm Lạnh…
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của các đồn biên phòng Sơn La về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu trong việc gần gũi quần chúng, giao tiếp nắm tâm tư nguyện vọng, cũng như sẻ chia, tuyên truyền vận động, tham mưu cho địa phương giải quyết các vấn đề ngay từ cơ sở và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia tự chủ, tự quản đường biên, cột mốc biên giới.
Nhà báo Diệu Bình: Vâng, xin hỏi thêm Đại tá Vũ Đức Tú. Qua kinh nghiệm công tác ở địa phương, theo Đại tá, hiện nay bà con dân tộc thiểu số còn những khó khăn gì? Khó khăn đó có tác động như thế nào đối với Bộ đội Biên phòng Sơn La khi thực hiện Nghị quyết 120 của Quốc hội?
Đại tá Vũ Đức Tú: Quán triệt sự chỉ đạo của các cấp, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chúng tôi xác định trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Quốc hội là nhiệm vụ rất quan trọng.
Trong quá trình chúng tôi triển khai các mô hình cũng như tham gia, tham mưu triển khai Nghị quyết 120 của Quốc hội, chúng tôi cảm nhận rằng, Bộ đội Biên phòng trên các tuyến biên giới của cả nước nói chung, với biên giới Sơn La nói riêng, có những khó khăn, đó là:
Xuất phát điểm từ khu vực biên giới, đặc biệt là nhận thức cũng như sự tiếp cận thông tin của khoa học kỹ thuật đối với bà con so với mặt bằng chung còn hạn chế.
Khó khăn nữa là hầu hết khu vực biên giới có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm,… những năm gần đây có nhiều sự phát triển tuy nhiên vẫn còn khó khăn cần phải tiếp tục chung tay khắc phục, quan tâm.
Một trong những khó khăn nữa là chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nhất là nguồn nhân lực tại khu vực biên giới, từ trình độ cho đến việc phát huy ngành nghề truyền thống cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong canh tác sản xuất, đến khi có sản phẩm, do điều kiện đường xá giao thông nên các sản phẩm đầu ra cũng gặp khó khăn. Đây là bài toán cần được giải quyết, tháo gỡ.
Có thể nói, khu vực biên giới rất thiêng liêng nhưng cũng là vùng nhạy cảm. Các thế lực thù địch hàng ngày, hàng giờ thường xuyên lợi dụng, tuyên truyền để chống phá, lôi kéo, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây khó khăn cho việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Đây cũng là một trong những khó khăn hiện nay.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, xin ông chia sẻ về kế hoạch của Bộ đội Biên phòng trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi rút ngắn khoảng cách phát triển như mục tiêu mà Nghị quyết 120 đã đặt ra?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Để thực hiện tốt, thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết 120 của Quốc hội đã đặt ra, thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã có nghị quyết xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể.
Đó là chủ động, tích cực làm tham mưu cho cấp ủy chính quyền các địa phương, quan triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc nơi biên giới, để họ nhận thức được, ủng hộ và cùng với các địa phương thực hiện thành công chủ trương này.
Đồng thời, Bộ đội Biên phòng phối hợp tốt với các lực lượng, các địa phương, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Bộ đội biên Phòng được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025; cũng như những phần việc Bộ Quốc phòng trực tiếp giao cho Bộ đội Biên phòng trực tiếp triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng tiếp tục phối hợp tốt với các lực lượng địa phương triển khai có hiệu quả những nội dung mà Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị giao cho Bộ đội Biên phòng để trực tiếp phối hợp với các địa phương thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình mục tiêu quốc gia.
Trọng tâm là các chương trình: Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường” được phát triển từ chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn biên phòng” của Bộ đội Biên phòng.
Đồng thời, Bộ đội Biên phòng xác định thực hiện tốt việc tham mưu tích cực cho các địa phương để củng cố, xây dựng vững chắc hệ thống chính trị ở cơ sở, tiếp tục tham gia phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả ở địa phương. Ví dụ như các chương trình, mô hình của Bộ đội Biên phòng đang triển khai, phối hợp có hiệu quả ở các địa bàn. Từ đó, nhân rộng phù hợp đối với từng vùng miền, từng vùng đồng bào dân tộc để đạt hiệu quả tốt nhất như các chương trình, mô hình: Cán bộ tăng cường xã, cán bộ đồn biên phòng tham gia cấp ủy, cấp huyện, cấp xã và phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới.v.v.. để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận và xác định nhiệm vụ công tác nền tảng của Bộ đội Biên phòng trong thời gian vừa qua.
Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xác định tiếp tục phối hợp tốt với các bộ, ngành có liên quan để triển khai các chương trình phối hợp, để chương trình phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ tích cực cho địa bàn biên giới, hỗ trợ trực tiếp cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, để nhiều xã biên giới được thoát nghèo, được công nhận nông thôn mới, nhiều bản nông thôn mới theo như chương trình mục tiêu quốc gia đã đề ra bằng các chương trình như: Xuân biên giới ấm lòng dân bản, Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, Mái ấm bò giống cho người nghèo biên giới,…
Và Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục làm tham mưu và phối hợp tốt với các địa phương, đặc biệt là quần chúng nhân dân, làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả nhất tại địa bàn biên giới, để đồng bào dân tộc được hưởng lợi, thực hiện đúng phương châm: “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Như vậy, Bộ đội Biên phòng cũng đang tích cực thực hiện, triển khai thắng lợi Nghị quyết 120 của Quốc hội.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cũng như là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vấn đề xây dựng các mô hình sinh kế được coi là giải pháp quan trọng để giúp bà con ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Xin Thiếu tướng chia sẻ thêm một số mô hình điểm có hiệu quả tại khu vực biên giới mà Bộ đội Biên phòng đã và đang triển khai, thực hiện?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn này có liên quan đến nhiều lĩnh vực như liên quan đến thông tin truyền thông, lĩnh vực văn hóa, nhất là chương trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và một số lĩnh vực thuộc quản lý của ngành, của tỉnh, của ban dân tộc.
Hiện nay, các ngành chức năng cũng xây dựng kế hoạch để triển khai cụ thể, trong đó có đề nghị Bộ đội Biên phòng tham gia một số phần việc. Theo đó, Bộ đội Biên phòng cùng các ngành lđã àm tốt công tác tuyên truyền, vận động và làm tốt mục tiêu như Nghị quyết 120 đề ra cũng như là chương trình mục tiêu quốc gia của các ngành được phân công. Bộ đội Biên phòng sẵn sàng giúp, hỗ trợ cho các ngành triển khai thực hiện ở các địa bàn biên giới, miền núi.
Đối với hộ nghèo nơi biên giới, trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng đã tham mưu, hỗ trợ bằng các mô hình như tặng cây giống, con giống như dê giống, gia cầm giống, heo giống… cho đồng bào dân tộc để giúp bà con vươn lên thoát nghèo cũng như hướng dẫn canh tác từng giống cây phù hợp với thổ nhưỡng, vùng đất nơi đồng bào sinh sống.
Từ những phong trào này, các mạnh thường quân, các đơn vị ở tuyến sau cũng đã chung tay cùng lực lượng Biên phòng hỗ trợ các mô hình, chương trình cụ thể như vậy. Nhờ đó đã giúp lan tỏa, phát động để toàn dân hướng về nơi biên giới.
Các phong trào, các mô hình như vậy tiếp tục được triển khai, nhân rộng và phát triển tốt, tôi nghĩ rằng đây là những yếu tố giúp Nghị quyết 120 của Quốc hội thành công và sẽ đạt được những hiệu quả tích cực ở địa bàn nơi biên giới và miền núi.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Đại tá Vũ Đức Tú, tại Sơn La, lực lượng Bộ đội Biê phòng tỉnh đã có những hướng đi, cách làm ra sao, triển khai như thế nào để cùng bà con xây dựng mô hình sinh kế?
Đại tá Vũ Đức Tú: Như Thiếu tướng Văn Ngọc Quế đã trao đổi, Bộ đội Biên phòng Sơn La đã quán triệt, thực hiện triển khai rất nhiều phần việc và mang lại những lợi ích thiết thực, hiệu quả được chính quyền các cấp, các ngành đánh giá cao, chung tay hỗ trợ, phối hợp trong các chương trình tiếp theo. Ngoài các chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”; “Thầy giáo quân hàm xanh”; thầy thuốc quân hàm xanh”… chúng tôi cũng đã triển khai các mô hình sinh kế khác, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên cương như: Tặng bò giống.
Một số đồn biên phòng xây dựng mô hình “Ngân hàng dê giống” để luân chuyển đàn dê từ nhà này sang nhà khác. Ngoài ra, các đồn biên phòng đều có hũ gạo tiết kiệm. Hàng tháng, căn cứ vào tình hình cụ thể sẽ phối hợp các cấp, các ngành, MTTQ đến hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ.
Sơn La là địa phương phát triển cây ăn quả với tốc độ cao, ngay từ khi có chủ trương thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chúng tôi đã lựa chọn tham gia vận động người dân trồng cây ăn quả trên đất dốc, cụ thể là mô hình trồng cây chanh leo của Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập với diện tích 7ha. Tại đây đã thành lập 1 tổ công tác xuống trực tiếp cùng ngành nông nghiệp, ngành khuyến nông hướng dẫn tiếp cận khoa học kỹ thuật, “cầm tay, chỉ việc” cho người dân. Đồng thời, kiểm tra, thẩm định đầu ra đơn vị nhằm bao tiêu sản phẩm và phối hợp với các đơn vị khác có liên quan hỗ trợ, lưu thông hàng hoá, từ đó tạo niềm tin cho đồng bào dân tộc.
Ngoài ra, còn có mô hình trồng cây mận hậu, mô hình này được trồng ở Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương với tổng diện tích gần 4ha, là địa phương được xác định quy hoạch, có điều kiện phát triển kinh tế, qua nhiều năm thực hiện chương trình, đến bây giờ đã tạo ra những hiệu quả thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, để làm được những điều đó, phải qua một quá trình hết sức bài bản, xác định lựa chọn giống, thành lập tổ công tác và huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên các đơn vị Quân đội đóng quân tại địa phương cùng Bộ đội biên phòng, các đồn biên phòng địa phương triển khai thực hiện.
Sau khi chúng tôi triển khai, 1 – 2 năm sau thấy mô hình hiệu quả nên có rất nhiều hộ gia đình xin được mở rộng diện tích trồng. Những mô hình này thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực, như một dấu ấn, công sức của Bộ đội Biên phòng trong sự phát triển kinh tế chung của địa phương.
Câu chuyện vui là, năm nào đến mùa mận, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Sơn La rất phấn khởi khi nhận được món quà của bà con dân bản gửi đến, đó là những sản phẩm do bàn tay cũng như tình cảm của đồng bào dân tộc nơi biên giới làm ra.
Ngoài ra, còn rất nhiều mô hình khác. Và nhân chương trình hôm nay, tôi xin thay mặt Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, nhà tài trợ, địa phương đã hỗ trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện các chương trình này.
Từ kinh phí tài trợ này, cùng công sức người dân chúng tôi đã xây dựng được những điểm trường rất phù hợp với hoạt động dạy và học, giúp con em đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới có điều kiện đến trường, nâng cao trí thức.
Khi bàn giao các công trình, các cơ quan, đơn vị rất ngạc nhiên vì có những dự án dù chỉ có hơn 200 triệu đồng mà chúng tôi có thể xây dựng được những căn phòng học khang trang, khu vui chơi… rất quy mô, rộng rãi.
Nhà báo Diệu Bình: Thưa đại tá Vũ Đức Tú, bên cạnh các mô hình sinh kế, Bộ đội Biên phòng Sơn La đã có những giải pháp hỗ trợ nào để giúp đồng bào dân tộc nơi biên giới tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, việc làm…?
Đại tá Vũ Đức Tú: Có thể nói, chúng tôi cùng các đơn vị Bộ đội Biên phòng trên cả nước thực hiện toàn diện các nhiệm vụ.
Nói về y tế - Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, thông qua công tác tại địa bàn, cũng như qua nắm tình hình đời sống của bà con nhân dân, khi chúng tôi phát hiện ra những vấn đề có liên quan đến dịch bệnh đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan, kịp thời có giải pháp khắc phục. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi các đơn vị phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức thăm, khám, chữa bệnh và tư vấn cho nhân dân. Thông qua đó có thể biết được những mặt tích cực, hạn chế trong việc khám, chữa bệnh, làm cơ sở để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ tiếp theo.
Ngoài ra, chúng tôi cũng có các tổ quân y cùng các tổ công tác thường xuyên đến các bản làng xa xôi, hỗ trợ, tư vấn cấp phát thuốc cũng như là tư vấn sức khỏe cho đồng bào dân tộc. Thậm chí có những đồng chí quân y còn đỡ đẻ cho chị em trong trường hợp không kịp đến cơ sở y tế hoặc những thôn, bản xa cơ sở y tế.
Chúng tôi cũng phối hợp với ngành giáo dục, ngoài việc tuyên truyền kế hoạch khảo sát, phối hợp để nghiệm thu, công nhận các lớp xóa mù chữ, tổ chức các lớp bên ngoài cũng như các lớp tư vấn giáo dục, hỗ trợ xây dựng trường lớp…
Bên cạnh công tác tuyên truyền, chúng tôi cũng xây dựng các chương trình tuyên truyền lồng ghép dưới các hình thức tổ chức chương trình văn nghệ như việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về các quy định khu vực biên giới.
Trong đó, thành công nhất của Bộ đội Biên phòng Sơn La là chung tay cùng các cơ quan, đơn vị tuyên truyền nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và chống xuất, nhập cảnh trái phép…
Có thể nói, chúng tôi đã phối hợp với các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, hiệu quả các công tác. Nhất là trong các chương trình phối hợp với ngành nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ban Dân tộc,… trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là đối với người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em….
Qua chương trình, tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng Sơn La trong những năm vừa qua như: Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hùng Vương TP Hồ Chí Minh và nhiều cơ quan, đơn vị khác…
Nhà báo Diệu Bình: Thưa Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, việc xóa nhà tạm, hỗ trợ đồng bào dân tộc có ngôi nhà kiên cố là một trong những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng đã triển khai hoạt động này ở biên giới ra sao?
Thiếu tướng Văn Ngọc Quế: Về hoạt động mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, từ năm 2009, xuất phát từ việc thực hiện chủ trương chung của Chính phủ, cơ quan MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng triển khai tại tất cả các cấp nhằm huy động xây dựng, xóa nhà tạm cho người nghèo ở khu vực biên giới.
Từ đó đến nay, công tác này được Bộ đội Biên phòng thực hiện rất có hiệu quả. Ban đầu, kinh phí xóa nhà tạm cho một hộ nơi biên giới chỉ 7 triệu đồng. Sau này, mức kinh phí được tăng dần lên 9 triệu đồng, rồi 12 triệu đồng…
Đặc biệt, ở những địa bàn biên giới có địa hình khó khăn, đường xá đi lại xa xôi nên giá vật lệu xây dựng cao vì thế việc xây nền cứng hóa rất khó khăn. Đơn cử như cát ở địa bàn biên giới không tính bằng xô mà được tính bằng khối nên để làm được một ngôi nhà phải mất mấy khối cát. Mấy khối cát đó cũng hết vài triệu đồng của bà con. Vì vậy, để triển khai chương trình này, đầu tiên lực lượng Biên phòng đã phối hợp với các địa phương thực hiện một số công tác như:
Thứ nhất là phối hợp tuyên truyền, vận động để cho tất cả mọi người, bà con dân bản biết là chương trình của Đảng, Nhà nước. Mới đầu triển khai chương trình, nhiều đơn vị biên phòng đã chặt cây trồng trong đơn vị hỗ trợ bà con làm nhà, đồng thời huy động cán bộ, chiến sĩ đơn vị phối hợp với các Hội, đoàn thể ở địa phương như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…, cùng chung tay giúp các hộ ở địa phương đó làm nhà. Khi Bộ đội Biên phòng vận động bà con tham gia, chung tay thực hiện chương trình này, bà con rất hưởng ứng. Vì thế mặc dù chỉ có số tiền ít ỏi nhưng vẫn dựng được căn nhà đảm bảo cho các hộ nghèo sinh sống an toàn, khang trang.
Thứ hai là thời điểm mới triển khai, kinh phí chương trình chỉ hỗ trợ mỗi một căn nhà chỉ vài triệu đồng nhưng khi xây xong, trị giá một căn nhà lên khoảng 50 – 60 triệu đồng. Đó cũng là nhờ công sức của cán bộ, chiến sĩ biên phòng cũng như sự đóng góp tích cực của bà con, các hội, ngành đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt là cơ sở vật chất của các đơn vị biên phòng sẵn có và các cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng sẻ chia từ phần của mình để ủng hộ người dân nên không riêng gì chương trình này mà khi Bộ đội Biên phòng thực hiện các chương trình khác đều được đồng bào dân tộc ủng hộ và hưởng ứng.
Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, Bộ đội Biên phòng đã xây dựng được khoảng trên 7000 căn nhà, trên 300 công trình dân sinh hỗ trợ đồng bào dân tộc nơi biên giới.
Như vậy, để góp phần vào thực hiện mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cũng là góp phần thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng hệ thống chính trị các cấp ở khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt.