Theo đó, có 287 loại linh kiện mà các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước tự sản xuất được, trong đó 269 loại cho xe ô tô con dưới 9 chỗ và 18 loại cho xe khác.

Cụ thể là: nắp che điện cực ắc quy, ắc quy, lốp không săm, túi đựng dụng cụ, kính cửa, ăng ten, bộ dây điện, đèn hậu, bộ cản xe, tấm ốp cửa, tựa tay cửa, chắn bùn, bậc cửa lên xuống, các tấm cách nhiệt, tấm thân xe, ghế ngồi (không có bộ phận điều khiển), vành xe, két nước làm mát, ống xả,...

{keywords}
Dây chuyền sản xuất ghế nệm ô tô (ảnh: Băng Dương)

Đây chủ yếu là những linh kiện giản đơn, hoặc cồng kềnh, phải sử dụng nhiều nhân công. 

Những linh kiện đòi hỏi công nghệ cao gần như không có, đó là cảm biến chân ga, thiết bị tự động hệ thống thân xe, điều hòa không khí.

Bộ Công Thương cho biết, với dòng xe cá nhân, Việt Nam hiện có 10 nhà sản xuất gốc (OEM) tham gia thị trường gồm: Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Ford, Mecerdes Benz, Thaco (Trường Hải), TC Motor, VinFast. Các nhà sản xuất OEM thực hiện lắp ráp dạng CKD, trên dây chuyền sản xuất gồm 4 công đoạn chính là: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định. Một số hãng có thêm công đoạn dập thân vỏ xe như Toyota, VinFast, Thaco...

Trong chuỗi cung ứng, chỉ có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Một số nhà cung cấp sản xuất cả phụ tùng xe máy lẫn ô tô. Những linh kiện nội địa hóa được có giá thành cao gấp 2-3 lần so với Thái Lan và Indonesia.

Thu Uyên