Theo đó, từ năm 2030, Đan Mạch sẽ đánh thuế người chăn nuôi gia súc do lượng khí nhà kính từ bò, cừu và lợn của họ thải ra. Đây là quốc gia đầu tiên thực hiện việc đánh thuế này nhắm tới nguồn phát thải khí metan, một trong những loại khí gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Jeppe Bruus, Bộ trưởng Thuế của Đan Mạch, cho biết mục tiêu là giảm 70% lượng khí thải nhà kính của Đan Mạch vào năm 2030 so với mức của năm 1990.
Đến năm 2030, những người chăn nuôi gia súc Đan Mạch sẽ phải chịu mức thuế 300 kroner (43USD) cho mỗi tấn carbon dioxide tương đương vào năm 2030. Mức thuế này sẽ tăng lên 750 kroner (108USD) vào năm 2035. Tuy nhiên, do được khấu trừ thuế thu nhập 60% nên chi phí thực tế cho mỗi tấn sẽ bắt đầu ở mức 120 kroner (17,3USD) và tăng lên 300 kroner vào năm 2035.
Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế CO2 đối với nông nghiệp, Bộ trưởng Jeppe Bruus cho hay và hy vọng các quốc gia khác sẽ làm theo.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, carbon dioxide thường được chú ý nhiều hơn trong biến đổi khí hậu, nhưng metan giữ lại nhiệt nhiều hơn khoảng 87 lần trong khoảng thời gian 20 năm.
Metan được thải ra từ các nguồn bao gồm bãi chôn lấp, hệ thống dầu khí và gia súc, gia tăng nhanh kể từ năm 2020. Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cho biết, gia súc chiếm khoảng 32% lượng khí thải metan do con người gây ra.
Hầu hết khí metan là từ chăn nuôi gia súc. Khoảng 90% xuất phát từ cách chúng tiêu hóa, thông qua quá trình lên men và được thải ra dưới dạng ợ hơi qua miệng. Bò là nguồn tạo ra phần lớn khí metan. 10% khí metan còn lại từ chăn nuôi gồm cả lợn và gia súc.
Một con bò Đan Mạch trung bình thải ra 6 tấn CO2 mỗi năm. Đan Mạch, một nước xuất khẩu sữa và thịt lợn lớn, sẽ đánh thuế từ lợn mặc dù bò thải ra lượng khí thải cao hơn nhiều so với lợn.
Theo Cơ quan Thống kê Đan Mạch, tính đến ngày 30/6/2022, quốc gia Scandinavia này có gần 1,5 triệu con bò.
New Zealand đã thông qua một luật tương tự có hiệu lực vào năm 2025. Tuy nhiên, luật này bị xóa bỏ do nông dân chỉ trích dữ dội. Do đó, nước này cho hay sẽ loại trừ nông nghiệp khỏi chương trình giao dịch khí thải để ưu tiên tìm kiếm các phương thức khác nhằm giảm khí metan.
Theo NFR