Đuổi học SV hoạt động mại dâm: Bộ trưởng GD nói sai thì phải sửa
Tranh luận của bà Quyết Tâm và ĐB Bình Nhưỡng về nhà hát ở Thủ Thiêm
Bộ trưởng Công an lý giải việc tăng đình chỉ vụ án
Tại phiên chất vấn sáng nay, ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) gửi tới Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đề nghị cho biết, việc bổ nhiệm chức danh "hàm" ở các cơ quan TƯ mà dư luận quan tâm từ khóa trước tới nay đã xử lý đến đâu?
"Nếu việc này là đúng pháp luật và đảm bảo tính khoa học, hợp lý thì "hàm" sẽ được triển khai trong thời gian tới như thế nào? Các địa phương có được áp dụng và thực hiện không?", ĐB Thưởng chất vấn.
ĐB Cao Đình Thưởng. Ảnh: Minh Thăng |
Vẫn chưa xác định có hay không chức danh hàm
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, vấn đề bổ nhiệm chức danh hàm thực hiện theo nghị quyết 87 năm 2014 của QH khoá 13.
Theo đó, Bộ Nội vụ đã có tờ trình về vấn đề bổ nhiệm chức danh hàm đối với cán bộ công chức, viên chức.
Ngày 29/10/2015, VPCP có công văn thông báo chỉ đạo của Thủ tướng về nghiên cứu hình thức ban hành văn bản về bổ nhiệm chức danh hàm là quyết định hay nghị định.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Minh Thăng |
"Luật Cán bộ công chức không có quy định về hàm, nếu ban hành nghị định thay quyết định thì đây là nghị định "không đầu". Do đó sau kỳ họp QH, tất cả các địa phương, bộ ngành đều được thông báo là không thực hiện bổ nhiệm chức danh hàm", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Bộ trưởng Nội vụ thông tin thêm, để thực hiện theo nghị quyết TƯ 4 về xây dựng chỉnh đốn đảng và nghị quyết TƯ 7 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, Ban Tổ chức TƯ được giao nhiệm vụ xây dựng đề án về tiêu chuẩn, chế độ chính sách đội ngũ chuyên gia, trợ lý, thư ký của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trong đó có chức danh hàm.
"Bộ Nội vụ phối hợp Ban Tổ chức TƯ để xây dựng đề án trình Bộ Chính trị. Nếu được Bộ Chính trị có ý kiến, chúng tôi sẽ chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo cho việc có hay không có chức danh hàm”, Bộ trưởng Nội vụ nói.
Trước đó tại kỳ họp thứ 8 QH khoá 13, đại biểu Bùi Thị An chất vấn Bộ trưởng Nội vụ khi ấy là ông Nguyễn Thái Bình giải trình về nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng "lạm phát" cấp phó kéo dài.
Cũng trong phiên chất vấn này, ĐB Bùi Mạnh Hùng (đoàn Bình Phước) nêu vấn đề người dân băn khoăn trong hệ thống gần đây xuất hiện nhiều chức danh “hàm” và đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết tiêu chuẩn chức năng, vai trò nhiệm vụ chức danh này trong bộ máy hành chính và liệu có “hàm giám đốc” hay “hàm trưởng phòng” không?
Khi ấy, ông Nguyễn Thái Bình trả lời, trong các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về bổ nhiệm cán bộ không có quy định nào về “hàm”, tuy nhiên thực tế tại nhiều cơ quan TƯ vận dụng cho hưởng chế độ chức danh “hàm” đối với cán bộ công chức, viên chức.
Đến phiên chất vấn vào cuối năm 2015, câu hỏi về "chức danh hàm" tiếp tục được một số ĐBQH khoá 13 đặt ra. Bộ trưởng Nội vụ nhiệm kỳ trước tiếp tục trả lời: “Hiện chưa có quy định nào về chức danh hàm, nhưng trên thực tế một số bộ, ngành đã thực hiện và Bộ Nội vụ đang tiếp tục nghiên cứu”.
Sẽ bổ sung chức danh hàm cho thư ký bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: hiện nay, chức danh thư ký của bộ trưởng, thứ trưởng, Bí thư các tỉnh ủy không có trong Luật cán bộ công chức.
1 vụ có đến 19 hàm vụ phó
Có vụ có cả hàm trưởng phó phòng, có vụ 19 hàm vụ phó. Lẽ ra 2 năm tinh giản 140.000 người, nhưng tăng 96.000 người mà không ai bị kỷ luật.
Có hàm, làm việc với lãnh đạo mới có vị thế
“Việc phong hàm không phải lách luật để tăng cấp phó, lãnh đạo” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho hay.
Sửa quy định về cấp phó, chức danh "hàm"
QH giao Bộ Nội vụ phải tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, trước hết là các quy định về cấp phó, chức danh “hàm”.
Thu Hằng