Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ có chức năng lọc bụi bẩn trong không khí trước khi không khí được đưa vào buồng đốt động cơ, giúp cho tỷ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) ở mức vừa phải. Sau một thời gian sử dụng, hơi ẩm, bụi bẩn bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc.
Nếu không được vệ sinh, thay thế, lượng không khí vào động cơ sẽ bị cản trở, tỷ lệ hòa khí bị sai lệch, làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Bộ phận nào trên động cơ ôtô cần kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ? |
Dầu nhớt động cơ
Việc thay dầu nhớt động cơ định kỳ là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo động cơ luôn hoạt động trơn tru. Bởi vì, dầu nhớt có vai trò bôi trơn, làm sạch các bộ phận của động cơ.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm mát bằng cách phân tán lượng nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu, bảo vệ, ngăn cản sự ăn mòn do các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Dầu nhớt còn làm kín, giúp nhiên liệu không bị thất thoát. Cuối cùng, dầu nhớt hạn chế sự tiếp xúc của các chi tiết kim loại trong động cơ với không khí giúp chống gỉ.
Sau một thời gian, dầu nhớt động cơ sẽ bị lẫn bụi bẩn và sẽ bị đổi màu, giảm độ nhớt đồng nghĩa với việc sẽ giảm bớt tác dụng trong việc bôi trơn và các chức năng khác. Từ đó, các bộ phận của động cơ sẽ không thể hoạt động bình thường.
Nước làm mát
Nước làm mát có tác dụng 'giải nhiệt', giúp động cơ hoạt động tốt nhất. Nếu bình nước làm mát cạn, động cơ xe ôtô sẽ bị nóng dẫn đến nguy cơ cháy kích nổ. Vì vậy, tài xế nên kiểm tra và bổ sung nước làm mát nếu cần thiết để động cơ ôtô hoạt động bình thường, tránh những hỏng hóc không đáng có.
Theo Lao động
Các dấu hiệu cho thấy van điều nhiệt ô tô có vấn đề
Van điều nhiệt là một bộ phận tương đối đơn giản và cần được thay thế định kỳ. Bài viết chỉ ra một số dấu hiệu cảnh báo rằng van điều nhiệt ô tô của bạn có thể đã đến lúc cần thay thế.