Văn bản mời họp của Bộ TN&MT được gửi đến Văn phòng Chính phủ, các bộ: Công thương, NN&PTNT, Xây dựng, GTVT, KH-CN, GD-ĐT, Tài chính, KH-ĐT, Nội vụ, TT&TT, Y tế, UBND TP Hà Nội, TP.HCM cùng Sở TN&MT của 2 TP này.
Ô nhiễm không khí tại nhiều đô thị lớn lên tới tình trạng báo động |
Cuộc họp sẽ diễn ra vào chiều 19/12, do Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì.
Dự kiến, những người tham dự sẽ thảo luận về tình hình thực hiện quyết định 985/2016 của Thủ tướng về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn 2025, đồng thời phối hợp xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các TP lớn.
Những tháng cuối năm nay, tình trạng ô nhiễm không khí liên tục được Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT và Sở TN&MT Hà Nội quan trắc, đưa kết quả cảnh báo. Một số ứng dụng do đơn vị, tổ chức phi chính phủ đầu tư hệ thống quan trắc như PAM Air, Air Visual, Đại sứ quán Mỹ… thường xuyên đưa kết quả chất lượng không khí ở mức xấu, kém, cực kỳ không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm.
Nhiều lần, ứng dụng Air Visual (Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới) xếp hạng TP.HCM và Hà Nội ở nhóm chất lượng không khí xấu nhất. Thủ đô Hà Nội không ít lần bị xếp hạng “đội sổ” chất lượng không khí thế giới.
Tại TP.HCM, tác nhân chính được xác định là xe máy. Còn ở Hà Nội, nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí được xác định khá rộng: hoạt động giao thông, dân sinh, xây dựng, công nghiệp, đốt rơm rạ… thường xuyên tạo ra lượng phát thải mang tính liên tục. Trong đó, hoạt động giao thông, xây dựng là những tác nhân tạo ra lượng bụi mịn lớn.
Ô nhiễm không khí ngưỡng nguy hại, người Hà Nội không nên ra khỏi nhà
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội sáng nay ở ngưỡng nguy hại. Người dân nên hạn chế ra đường, không mở cửa sổ, hạn chế tập thể dục ngoài trời buổi sáng.
Thái Bình