Mùa hè năm nay đã được các nhà khoa học đánh giá là một trong những mùa hè nóng nhất trong lịch sử. Có lẽ bởi ngoài sức nóng đến từ mặt trời, thêm vào đó còn là sức nóng đến từ VCK World Cup 2014. Nhân dịp giải bóng đá lớn nhất hành tinh này đang đến rất gần, xin được giới thiệu đến độc giả những tựa game kinh điển về bóng đá đã từng in đậm trong tâm trí game thủ Việt.

Kunio Kun No Nekketsu Soccer League

Đứng đầu danh sách chắc chắn phải là Kunio Kun No Nekketsu Soccer League, hay còn được biết đến ở Việt Nam bằng cái tên thân thuôc: Bóng đá chưởng. Tựa game có cốt truyện xoay quanh nhân vật Kunio – đại ca của trường trung học Nekketsu. Anh ta cũng là một vận động viên thể thao xuất sắc trong nhiều bộ môn thể thao. Ý tưởng đó đã tạo tiền đề để nhà sản xuất phát triển thêm nhiều tựa game liên quan đến nhân vật này như đánh nhau đường phố, bóng rổ, bóng ném, bóng chuyền ...nhưng tất nhiên, Kunio vẫn được biết đến nhiều nhất qua trò Bóng đá chưởng.



Bóng đá chưởng ra đời từ những năm 90 (chính xác là ngày 18/5/1990), thời điểm mà hệ máy NES hay còn gọi là "điện tử bốn nút" đang thống trị thị trường game Việt vốn còn đang ở thời kì sơ khai. Sở hữu một lối chơi đặc sắc cùng phong cách thể hiện vui nhộn, chắc hẳn một khi đã chơi thử thì không ai có thể quên được tựa game này dù tuổi thọ của nó đã được hơn hai thập kỉ.





Có lẽ không riêng gì tôi, tất thảy ai đã từng chơi đều nhớ như in những cú sút chưởng hình quả chuối, bút chì, phi tiêu “thần thánh”. Mỗi nhân vật lại có những chỉ số sức mạnh, tính cách cũng như cú sút tuyệt chiêu riêng. Đồng thời, game cũng có 12 kĩ thuật rất hữu ích khi sử dụng trên sân để người chơi khám phá dần trong một thời gian dài, có thể kể đến như húc đầu, xoay người, đi trên bóng, cõng nhau v.vv... Không chỉ thế, “Bóng đá chưởng” còn tự tạo cho một mình một lối chơi hết sức độc đáo, khác hẳn các game bóng đá thông thường nhờ vào các hiệu ứng thời tiết (gió thổi, sét đánh...), các đặc tính sân bãi (bùn lầy, cát lún...) bên cạnh một hệ thống tuyệt chiêu phức tạp.

Winning Eleven 3

 


Những hình ảnh vui nhộn, những tình huống cười ra nước mắt của bóng đá chưởng là kỉ niệm đã in sâu vào kí ức của rất nhiều con người thời bấy giờ và tiếp tục đi cùng họ trong nhiều năm tháng sau này.

Ra đời năm 1999 sau World Cup 98 gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ đam mê bóng đá một thời, tựa game này được biết đến ở Việt Nam với cái tên dân dã : “Bóng đá Nhật”, hoặc “Bóng Nhật 3”. Tuy về mắt đồ họa có thể nói là một trời một vực nếu so sánh với những tựa game bóng đá thời nay nhưng với lối chơi đơn giản, dễ tiếp cận nhưng cũng vô cùng cuốn hút, Bóng Nhật 3 đã nhanh chóng thống trị các cửa hàng trò chơi Playstation 1 lúc bấy giờ.

 




Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ những trận bóng vô tiền khoáng hậu, những đường chọc khe siêu tưởng, những pha dốc bóng thần tốc như siêu nhân. Phổ biến nhất trong phiên bản này có lẽ là đội siêu sao Nam Mỹ, sở hữu dàn cầu thủ toàn “quái vật” như Roberto Carlos, Ronaldo, M.Boma, Batistuta.



Cho đến nay, dòng game đình đám này còn được Konami phát triển thêm rất nhiều phiên bản nữa dưới cái tên Pro Evolution Soccer ( PES ) với gameplay và đồ họa được cải tiến vượt trội nhưng chắc chắn tất cả những điều đó cũng không thể nào xóa nhòa những kí ức tươi đẹp một thời của Bóng Nhật 3.

Football Manager 2005



Sau bước chuyển mình từ NES sang Playstation, làng game Việt lại tiếp tục bước vào một thời kì mới bằng sự phổ biến của những tựa game trên PC. Có rất nhiều những tựa game quản lý bóng đá tại thời điểm đó, nhưng nổi bật nhất vẫn là Football Manager 2005 ( FM 2005 ) của nhà phát triển Sport Interactive .

Nổi bật nhất trong FM 2005 chính là hệ thống tìm kiếm cầu thủ, người chơi có nhiều yếu tố để tăng cường độ chính xác cho việc lựa chọn cầu thủ của mình: tuổi, quốc tịch, tình trạng hợp đồng... nhưng thỉnh thoảng lại có sai sót về vị trí thi đấu. Tương tự như phiên bản trước, người chơi phải dựa vào từng chỉ số kỹ thuật để đánh giá chất lượng của cầu thủ.



Điều gây khó khăn lớn nhất mà cũng là nơi tập trung sự chú ý nhiều nhất của người chơi chính là việc sắp xếp đội hình thi đấu. Tùy theo từng giải đấu ở các quốc gia khác nhau mà số lượng cầu thủ non-EU (không có quốc tịch châu Âu) có thể bị giới hạn khác nhau nên người chơi phải cân nhắc chọn lựa, ví dụ ở giải Tây Ban Nha, danh sách đăng ký thi đấu là 25 cầu thủ trong đó không quá 3 cầu thủ non-EU.



Tựa game này đã đặt nền móng vững chắc cho thể loại game quản lý bóng đá trong lòng fan hâm mộ, làm tiền đề cho sự phổ biến và phát triển lớn mạnh của các tựa game quản lý bóng đá sau này.

Vua Bóng Đá



Song hành với xu hướng phát triển chóng mặt của công nghệ, các thiết bị chơi game cũng có sự tiến hóa vượt bậc, bằng chứng là sự thống trị của game mobile thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Nhanh gọn, tiện dụng, có thể chơi mọi lúc mọi nơi, mặt khác đồ họa và gameplay cũng không hề thua kém các nền tảng chơi game khác là thế mạnh không thể phủ nhận của game mobile.

Vòng chung kết World Cup 2014 đang đến rất gần, chỉ còn ít ngày nữa fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới sẽ được hòa mình vào không khí cuồng nhiệt của hàng loạt trận cầu nảy lửa. Cùng thời điểm đó, siêu phẩm game quản lý bóng đá mới toanh mang tên Vua Bóng Đá sẽ mắt cộng đồng game thủ trên di động.



Trong vai nhà quản lý, người chơi sẽ bước trên con đường xây dựng đội bóng mạnh nhất để chiến thắng tất cả các giải đấu cũng như người chơi khác trong game. Với rất nhiều tính năng mới lạ và hấp dẫn, Vua Bóng Đá hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong mùa hè này.



Mặc dù chưa được ra mắt chính thức, Vua Bóng Đá đã gây được làn sóng phấn khích trong cộng đồng game thủ. Không khó hiểu khi câu hỏi xuất hiện nhiều nhất trong những ngày qua đều xoay quanh chủ đề: “Khi nào game ra mắt?”.


                                                                                                                                                                                    Theo Ghubs