Trong thời đại kỹ thuật số, vi phạm dữ liệu, tấn công mạng gia tăng sẽ không chừa bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhất là khi hạ tầng mạng của các doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô vừa và nhỏ hiện nay còn khá hạn chế về những giải pháp bảo mật toàn vẹn.

Thực tế, các cuộc tấn công mạng trong thời gian gần đây khiến nhiều doanh nghiệp Việt điêu đứng và khoản kinh phí lớn để tăng cường an ninh mạng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.

{keywords}

Theo thống kê đến hết tháng 8/2020, Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng - SOC (Công ty An ninh mạng Viettel) đã phát hiện hơn 3 triệu cảnh báo tấn công mạng.

Nếu tự mình trải nghiệm một cuộc tấn công, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về chi phí của một cuộc tấn công mạng. Năm 2017, tấn công mạng đã khiến các doanh nghiệp Mỹ tiêu tốn trung bình 1,3 triệu USD, các doanh nghiệp nhỏ và trung bình tiêu tốn 117.000 USD. Với tất cả các bản tin và sự kiện về tội phạm mạng trong thời gian gần đây, bạn có thể nghĩ rằng tội phạm mạng rất dễ bị nắm bắt. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm.

Năm 2019, Việt Nam đã tăng 50 bậc về an toàn thông tin, số vụ tấn công mạng cũng được hạn chế, song thiệt hại bởi các cuộc tấn công này lại gia tăng đáng kể. Một báo cáo mới đây được BKAV công bố cho thấy, mức thiệt hại đã tăng thêm hơn 6.000 tỷ đồng, tương đương 40%. Nếu như vào năm 2018, tổng thiệt hại do tấn công mạng là gần 15.000 tỷ đồng thì đến hết năm 2019, con số này lên tới gần 21.000 tỷ đồng.

Vi phạm dữ liệu trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết

Theo nghiên cứu "Cost of Data Breach", chi phí vi phạm trung bình đã tăng 6,4% kể từ năm ngoái - xu hướng tấn công đang tăng lên đều đặn kể từ khi tội phạm mạng trở thành xu hướng chính trong văn hóa internet.

Khi tội phạm mạng trở nên lão luyện hơn trong việc chống lại sự bảo vệ an ninh thì mức độ vi phạm càng nghiêm trọng hơn. Do đó, doanh nghiệp là nạn nhân của một vi phạm lớn có thể chịu thiệt hại hàng trăm triệu USD.

Tội phạm mạng đang thịnh hành hơn bao giờ hết - từ các cuộc tấn công DDoS và lừa đảo đến can thiệp ở cấp độ không gian mạng. Nếu không chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ phải trả cái giá rất đắt.

Tấn công gia tăng nghĩa là doanh nghiệp phải tăng cường bảo mật và tăng chi tiêu

Một trong những lý do khiến những vi phạm lớn ngày càng trở nên đắt đỏ là vì chúng diễn ra quá lâu - một nghiên cứu cho thấy dòng thời gian trung bình cho một vi phạm lớn là hơn 1 năm. Trong khoảng thời gian này sẽ có rất nhiều thông tin bị mất kéo theo rất nhiều thiệt hại sau đó. Chưa kể đến việc đánh mất niềm tin của khách hàng, họ sẽ rời bỏ bạn sau đó tìm đến trở thành khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.

Chính vì vậy, ngăn chặn những vi phạm lớn phải là ưu tiên hàng đầu của tất cả doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, doanh nghiệp cần bắt đầu với an ninh mạng tốt hơn ngay lập tức. Đáng buồn thay, bảo mật nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ tốn kém chi phí hơn. Tuy nhiên, việc không có bảo mật thực sự là rủi ro lớn và gây ra thiệt hại còn lớn hơn khoản chi phí nhiều lần. Thực tế, chỉ 1/3 các tổ chức cảm thấy họ có sự bảo vệ đầy đủ cần thiết để an toàn trước tấn công mạng.

Chi phí bảo mật cũng chính là chi phí kinh doanh. Tội phạm mạng đã tiêu tốn của doanh nghiệp trên toàn cầu khoảng 600 tỷ USD hàng năm trong khi tỷ lệ tội phạm mạng gia tăng theo chiều hướng chuyển sang web. Như vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tăng cường các sáng kiến an ninh mạng của chính mình để đảm bảo an toàn hệ thống.

Việc tìm ra những giải pháp bảo mật hữu ích và phù hợp với quy mô hoạt động là điều cần thiết trong thời đại số, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” sẽ ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp trong tương lai.

Đ.L

Vietnam Airlines tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng

Vietnam Airlines tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng

Vietnam Airlines vừa cử đội tham gia đợt "Diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng" do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tổ chức.