Dù chưa hề có một số liệu hay bằng chứng nào chỉ ra rằng phương pháp “cai nghiện” mà các trường khởi sướng là có hiệu quả, nhưng đây được coi là một “môi trường giam lỏng” hữu hiệu để các bậc cha mẹ “ngứa mắt” với chiếc máy tính hoặc điện thoại mà con mình thường cầm, có thể “tống” quý tử đi cho khuất mắt.
Trong các “mái trường” này, các em thiếu niên từ 12 đến 16 tuổi sẽ phải sống xa gia đình, cha mẹ phải nộp cho trường 6 triệu đồng một tháng, chỉ để ép con họ phải tự giặt quần áo, cọ nhà vệ sinh...
Nếu vi phạm nội quy sẽ bị phạt rất nặng như các trường cải tạo, cai nghiện ma túy hoặc nghĩa vụ quân sự, phải hít đất, chạy bộ hoặc lao động cho trường.
Các em sẽ bị quản giáo và phải làm theo lịch trình từ 5 giờ 30 sáng tới 9 giờ tối
Mọi lớp học đều có Camera giám sát, đời sống riêng tư là niềm mơ ước
Tất yếu, toàn bộ 300 em nhỏ nơi đây sẽ bị cấm sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ, có điều gì muốn biết, các em phải hỏi quản giáo, người này sẽ lấy điện thoại hoặc laptop ra để trả lời câu hỏi.
Song sắt và những khoảng tối
Lại nói, con dao chẳng hề có tội, tội ác là ở người cầm dao, Internet là một hiểm họa cho ngay cả những con nghiện Facebook, nhưng cũng là kho tàng kiến thức lớn nhất thế giới cho người ham học hỏi. Chơi game quá đà gây nhiều tác hại về sức khỏe, nhưng cũng có nhiều ích lợi cho trí tuệ, sức bền ngoại ngữ... Song chỉ vì chưa nhìn thấy cái lợi trước mắt, người ta sẵn sàng bỏ ra 6 triệu đồng một tháng để đưa con mình vào những trại cải tạo thế này.
Chắc hẳn sau khi “qua đào tạo”, các em sẽ sợ hãi cha mẹ mình, không muốn quay lại trường cai nghiện nữa, nên sẽ cố gắng tiết chế chơi game, song cũng chỉ là tạm thời. Phụ huynh sẽ đạt được điều họ muốn, chẳng quan tâm đến những tổn hại tinh thần mà họ để lại cho con mình, lờ đi thất bại của chính họ trong việc xây dựng cuộc sống gia đình và thấu hiểu con cái mình!