Paris, Pháp. Tại nhiều quốc gia châu Âu, việc mở nhà hàng, quán xá trên lề đường được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan. Một trong những địa điểm nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là thủ đô Paris của Pháp.
Marseille, Pháp. Theo một bài báo trên Latribune, 25% diện tích vỉa hè Paris được chính quyền cho các hộ kinh doanh thuê. Giá thuê tại khu phố ít người qua lại là 16 EUR/m2. Tại những địa điểm sầm uất như đại lộ Champs-Élysées, nơi nổi tiếng với các nhà hàng, rạp chiếu phim và cửa hàng xa xỉ phẩm, giá thuê có thể lên tới 88 EUR/m2.
Cannes, Pháp. Các hàng quán ở Pháp cũng như nhiều nước châu Âu kê các dãy bàn ghế san sát nhau, khách có thể ngồi ăn sáng trò chuyện với bạn bè, hút thuốc lá ở ngoài trời hoặc ngồi đọc báo một mình. Và tất nhiên, vỉa hè luôn chừa lại diện tích nhất định dành cho người đi bộ. Các cửa hàng kinh doanh ăn uống được kê bàn ghế ngoài trời nhưng phải nằm gọn trong mái hiên từ 3 - 6m.
Cannes, Pháp. Khi có công trình thi công trên vỉa hè thì một hàng rào phân chia ranh giới được dựng lên đảm bảo an toàn cho các phương tiện. Khi đó người đi bộ tuy dạo bước dưới lề đường nhưng không phải chen lấn cùng ô tô, xe máy.
Marseille, Pháp. Khu vực đỗ xe máy, taxi được thiết lập riêng ở lề đường, có hàng rào ngăn cách.
London, Anh. Còn ở Vương quốc Anh, nhà chức trách đã đặt ra một số quy định cụ thể cho các hộ kinh doanh để vừa có thể giữ gìn nét văn hóa đẹp này lại vừa đảm bảo quyền lợi của người đi bộ.
Barcelona, Tây Ban Nha. Các quán cà phê phải dành tối thiểu 1,6m cho người đi bộ và cần đảm bảo các tiêu chuẩn về cả thẩm mỹ lẫn môi trường.
Krakow, Ba Lan. Các nhà hàng, quán cà phê đều có thể chọn khu vực bày bàn ghế ở phía ngoài hoặc ở vị trí sát mép tường, miễn sao vỉa hè vẫn còn khoảng trống rộng.
Krakow, Ba Lan. Đối với các điểm du lịch như quảng trường hay di tích lịch sử, nơi phương tiện sử dụng động cơ không hoạt động thì diện tích khoảng sân phía ngoài nhà hàng đều được cho thuê toàn bộ, bởi tại đây người đi bộ đã có lối đi ở giữa.
Warsaw, Ba Lan. Nhiều quốc gia tại châu Âu cũng áp dụng việc cấp giấy phép và thu phí khi kinh doanh trên đường phố. Điểm đặc biệt là bảng giá chi tiết về việc thu phí đều được công bố công khai chi tiết trên website của chính quyền địa phương.
Budapest, Hungary. Sự minh bạch, rõ ràng khiến cho công tác quản lý được nhiều người ủng hộ. Chính quyền một số nước thường đề ra khung hình phạt cụ thể đối việc cơ sở kinh doanh lấn chiếm vỉa hè.
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung dù tại Anh, Pháp hay bất cứ quốc gia phát triển nào thuộc châu Âu, nếu không đăng ký bày hàng ở vỉa hè các đơn vị kinh doanh chỉ có thể sử dụng trong phạm vi diện tích đất của mình, không được phép lấn chiếm ra ngoài.
Toledo, Tây Ban Nha. Quy định về diện tích được lấn ra ngoài vỉa hè áp dụng cho không chỉ hàng ăn uống mà còn cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Seoul, Hàn Quốc. Cảnh tương tự tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, hàng hóa được bày ra bên ngoài nhưng trong phạm vi cho phép, lối dành cho người đi bộ luôn lớn hơn diện tích vỉa hè cho thuê.
Seoul, Hàn Quốc. Giao thông xứ Kim Chi văn minh tới mức ở mọi tuyến phố nếu không nhìn vào biển hiệu hay những yếu tố khác để nhận diện nhiều người dễ lầm tưởng cảnh trong hình là ở châu Âu. Các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh chủ yếu ở trong nhà góp nhiều phần để vỉa hè thông thoáng.
Seoul, Hàn Quốc. Tại những khu vực kinh doanh buôn bán sầm uất như Insa-dong hay Myeongdong, du khách không khó bắt gặp những quầy ẩm thực hay phụ kiện, quà lưu niệm bày tràn ra vỉa hè nhưng người đi bộ vẫn còn nhiều khoảng trống để lưu thông.
Busan, Hàn Quốc. Giống như ở một số quốc gia khác, Hàn Quốc quy hoạch bài bản giúp người bán hàng rong kiếm sống mà không ảnh hưởng đến trật tự đô thị. Các khu vực kinh doanh của dân lao động được quy hoạch ở những địa điểm khác nhau trên mặt đất và dưới lòng đất. Chính quyền nước này đã chọn cách làm “vì dân” khi đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh. Họ khẳng định chỉ có hoàn chỉnh hạ tầng đô thị, nạn bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè mới được giải quyết tận gốc.