Bộ Nội vụ vừa có hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
Nhóm 1
Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Trung ương và địa phương. Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương theo bảng lương. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang....
Công thức tính mức lương
Công thức tính phụ cấp
Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)
Nhóm 2
Đối với đại biểu HĐND các cấp, căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu HĐND các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
Nhóm 3
Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì từ ngày 1/7, quỹ phụ cấp ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố được tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Nhóm 4
Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính của nhóm 1.
>> Xem 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở: TẠI ĐÂY