Nhạn Môn Quan của những truyền thuyết và văn học

Chiêu Quân, một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, người mà nét đẹp được đem làm chuẩn cho nữ nhân xưa. Nhưng ai biết rằng, mỹ nhân ấy đã khóc tràn Nhạn Môn Quan khi phải xuất môn sang Hồ, đem sắc đẹp, thân xác đổi bình yên muôn dân cho vương triều nhà Hán. Bài ca “Xuất tái khúc” nàng ôm tỳ bà hát trong dòng lệ tại Nhan Môn Quan đã khiến bầy nhạn cảm thương đoạn trường mà sa cánh rơi xuống đất. Từ đấy, Nhạn Môn Quan đã thành biểu tượng của ly biệt, xa cách. Nhà thơ Quang Dũng viết “Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng/Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi”, tiếng than ai oán ấy vẫn loan đến bây giờ!

Bản đồ Nhạn Nam trong Tân Thiên Long 3D
 

Nhạn Môn Quan còn nổi tiếng hơn khi Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung ra đời. Cuộc đời Kiều Phong, nhân vật lãng tử oai hùng của thiên tiều thuyết vốn là một vòng tròn quy hồi, đến và đi, gục ngã và đứng dậy ngay tại Nhạn Môn Quan ấy. Lần đầu tiên nhập Trung Nguyên, Kiều Phong còn ẵm ngữa. Cha Kiều Phong là Tiêu Viễn Sơn trong cơn quẫn bách vì quần hùng truy sát đã nhảy xuống vực và ném lại Kiều Phong trên ải. Nhạn Môn Quan đã là nơi Kiều Phong sinh ra lần thứ 2, nơi kết hàm oan, nơi người anh hùng khởi đầu cuộc đời nhiều gây cấn, lắm bi ai của mình.

Hình ảnh Kiều Phong trong phim quảng cáo của ChangYou

Rồi sau đó là những tháng ngày lưu lạc của Kiều Phong, duyên may để học võ công Thiếu Lâm, lên bang chủ Cái Bang, một mình đối đầu quần hùng để cứu A Châu. Chính Nhạn Môn Quan cũng là nơi chứng kiến mối tình theo nhau đến chết của A Châu và Kiều Phong. Rồi chính nơi biên ải đau thương này, người anh hùng đã khẳng khái đâm trọn lưỡi đao bi thương vào lồng ngực mình, hóa giải mối hàm oan, xóa luôn mối thù Liêu - Tống, mang lại thanh bình cho muôn dân. A Tử, người yêu chàng tha thiết đã ôm xác chàng lao xuống vực, trọn vẹn một vòng quay cuộc đời. Nỗi bi ai ấy sao đẹp đến vậy, cái đẹp dù thê lương vẫn ngời sáng như ngọc, như bầy chim nhạn bay liệng trên mặt thành. Nhạn Môn Quan là biểu tượng vẻ đẹp ấy, nơi người anh hùng luôn được tưởng nhớ, nơi tình yêu đích thực luôn được đề cao, nơi sự sống, hi vọng luôn biết cách nhen nhóm và bùng cháy trở lại.

Nhạn Môn Quan được tái hiện chân thực trong Tân Thiên Long 3D

Nhạn Môn Quan ở Tân Thiên Long 3D có gì khác?

Trong Tân Thiên Long 3D, Nhạn Môn Quan được tái hiện chân thực và chi tiết. Không gian sa mạc mênh mông xung quanh khiến cửa ải này như cô đơn, u tịch hơn. Trong tiếng nhạn lạc bầy, thao thiết kêu, người chơi có thể ghìm cương ngựa, nhìn từng phiến đá chân thành, nơi nhuốm nước mắt người xưa, hay ngước nhìn mái thành cong vút, nơi người lính canh ngàn năm trước mỗi đêm thổi khúc sáo ly hương vọng nhớ mái tranh nghèo.

Nhạn Môn Quan là địa điểm khá đặc biệt với game thủ Tân thiên Long 3D. Đây là cổng thành để người chơi di chuyển giữa 2 bản đồ là Nhạn Nam và Nhạn Bắc. Chỉ thúc ngựa vượt ải, lãng khách đã ở một miền khác, phong tục khác, cảnh quan khác, võ học giang hồ cũng khác. Vì thế trước khi vượt ải hãy soạn sửa lại bản thân để thích nghi và tồn tại, giang hồ không chỗ dung cho kẻ thiếu chuẩn bị.

Thành Nhạn Môn Quan trong Tân Thiên Long 3D
 

Vào Tân thiên Long 3D, các đại hiệp đừng ngại đường xa, hãy đến Nhạn Môn Quan và quyết định có thay đổi lịch sử không, có tạo ra một vẻ đẹp mới, rạng ngời mà không chút đau thương, buồn bã không? Nếu muốn hãy chặn lại các âm mưu, hãy cứu sống A Châu, bảo vệ A Tử, đối đầu quần hùng, ngăn cuộc chiến tranh. Cả lịch sử, cả một tác phẩm vĩ đại, cái đẹp và tính anh hùng vĩnh hằng đang đợi người viễn khách tại Nhạn Môn Quan.

Nhanh chóng thúc ngựa đến Nhạn Môn Quan, viết nên một hành trình mới cho Thiên Long Bát Bộ tại: http://ttl3d.zing.vn/index.html 

 

Bảo Việt