Trong khi tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (The Organization for Economic Cooperation and Development) đang nghiên cứu một cách tiếp cận chung để đảm bảo rằng, khi ngân sách quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các công ty công nghệ lớn như Alphabet (công ty mẹ của Google) và Facebook có thể tự trả thuế.
Canada đã bày tỏ quan ngại về sự chậm trễ trong việc đạt được thỏa thuận. Trước đó, thuế dịch vụ kỹ thuật số đã khiến chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm của Trump đe dọa trả đũa thương mại. Theo tiết lộ của Bộ Tài chính Canada, mức thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, cho đến khi đạt được thỏa thuận chung. Bắt đầu từ năm tài chính 2021-2022, biện pháp này sẽ làm tăng doanh thu của chính phủ liên bang thêm 3,4 tỷ đô la Canada (2,6 tỷ USD) trong vòng 5 năm.
“Người Canada muốn có một hệ thống thuế công bằng, nơi mọi người đều trả phần của họ", Bộ trưởng Tài chính, Chrystia Freeland nói. "Nếu cần thiết, Canada sẽ hành động đơn phương áp thuế đối với các công ty công nghệ đa quốc gia lớn để họ trả phần của mình như các công ty khác đang hoạt động tại Canada”.
Các nhà cung cấp nước ngoài không có cửa hàng thực tại Canada cũng phải bắt đầu đánh thuế bán hàng đối với những sản phẩm như ứng dụng dành cho thiết bị di động, game online và mạng xã hội. Quy định mới này được kỳ vọng sẽ huy động cho chính phủ 1,2 tỷ đô la Canada trong 5 năm. Chính phủ Canada cũng có kế hoạch áp thuế bán hàng đối với những người thuê nhà ngắn hạn, do các nền tảng cho thuê trực tuyến phổ biến hiện nay không yêu cầu thuế bán hàng, điều này khiến hàng loạt khách sạn hoặc đơn vị hoạt động lưu trú bị ảnh hưởng.
Trong một diễn biến khác, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Google vào tháng 10, đã có tới 4 vụ kiện chống lại các công ty công nghệ lớn. Các quan chức liên bang và tiểu bang đang điều tra xem liệu Google có lạm dụng quyền lực để thống trị mảng tìm kiếm và quảng cáo hay không, và liệu Facebook có lạm dụng quyền lực để thống trị mạng xã hội hay không.
Tuy nhiên, cả hai công ty đều phủ nhận những cáo buộc này, đồng thời tuyên bố rằng, thị trường đang cạnh tranh hơn bao giờ hết và hầu hết các dịch vụ miễn phí được cung cấp đều có lợi cho người dùng. Nói cách khác, người dùng chủ động lựa chọn các dịch vụ miễn phí từ những gã khổng lồ như Google và Facebook.
Trên thực tế, không chỉ Mỹ thẳng tay đàn áp những gã khổng lồ công nghệ của chính mình. Gần đây, Vương quốc Anh, Canada và Liên minh châu Âu đều có động thái “chăm sóc đặc biệt” đối với Google và Facebook. Anh đã có kế hoạch thành lập một cơ quan mới để giám sát những gã khổng lồ công nghệ.
Bộ trưởng phụ trách Công nghệ, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Vương quốc Anh Oliver Dawden nói rằng, các nền tảng trực tuyến đã mang lại lợi ích cho xã hội, nhưng Vương quốc Anh đang ngày càng đạt được sự đồng thuận rằng, sự phát triển nhanh chóng của các công ty công nghệ lớn có thể kìm hãm đổi mới và tác động tiêu cực tới toàn bộ ngành công nghiệp.
Liên quan đến việc kiểm soát dữ liệu và chống độc quyền đối với các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Liên minh châu Âu cũng đã đề xuất những quy định mới và sẽ thông qua trong thời gian tới.
Phong Vũ
Mảng game trở thành phao cứu sinh cuối cùng cho Kingsoft
Từng là một trong những nhà phát triển hàng đầu ở mảng game, Kingsoft đã gặp phải nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ.