{keywords}
Cho đến nay, Trái đất đã ấm lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ảnh: Reuters

Trên tạp chí Nature Communications ngày 29/7, Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia đã giới thiệu một tham số mới để giúp các công ty và chính phủ đánh giá thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Phép đo lường mang tên "chi phí tử vong của carbon" có thể khiến những bên đang gây ô nhiễm xem xét lại hành động của họ. 

Ông Daniel Bressler tại Đại học Colombia cho biết: “Dựa trên quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ, phép tính này chỉ rõ có bao nhiêu sinh mạng sẽ bị tước đi hoặc được cứu sống”. 

Áp dụng mô hình do nhà kinh tế khí hậu William Nordhaus phát triển, ông Bressler đã tính toán số ca tử vong trực tiếp vì nắng nóng có liên quan đến tình trạng nóng lên trên toàn cầu hiện nay.

Tính toán của ông không bao gồm số người có thể chết vì nước biển dâng cao, siêu bão, mất mùa hoặc thay đổi mô hình dịch bệnh bị ảnh hưởng từ sự ấm lên của khí quyển. Điều đó có nghĩa là con số 83 triệu người chết - xấp xỉ số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai - vẫn có thể là một đánh giá thiếu sót. 

Cứ mỗi 4.434 tấn carbon xả vào khí quyển Trái đất trong năm 2020 sẽ khiến 1 người mất mạng trong thế kỷ này, dựa trên các tính toán cho thấy hành tinh của chúng ta sẽ tăng thêm 4,1 độ C vào năm 2100.

Cho đến nay, Trái đất đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Khối lượng khí ô nhiễm thải ra trong suốt cuộc đời của trung bình 3 công dân Mỹ bị cho là sẽ góp phần gây ra cái chết của 1 người khác. Ông Daniel Bressler cho biết tỷ lệ tử vong cao nhất dự kiến xảy ra tại các khu vực nóng nhất và nghèo nhất trên Trái đất như châu Phi, Trung Đông và Nam Á.

Tham số mới trên có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách thức các nền kinh tế tính toán cái gọi là chi phí xã hội của carbon, trong đó chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ở mức 51 USD/tấn hồi tháng 2. 

Tuy nhiên, nghiên cứu của ông Bressler đưa ra cho thấy chi phí xã hội của carbon nên cao hơn nhiều lần, tức gần 258 USD/tấn, nếu các nền kinh tế thế giới muốn giảm tỷ lệ tử vong do sự nóng lên toàn cầu. Giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình lên 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này, so với mức giảm khí thải khiêm tốn như hiện nay có thể làm ấm hành tinh 3,4 độ C, có thể cứu 74 triệu người khỏi cái chết vì nắng nóng.

Theo Báo Tin tức

Hình ảnh lũ lụt khủng khiếp hoành hành khắp thế giới

Hình ảnh lũ lụt khủng khiếp hoành hành khắp thế giới

Những trận mưa lũ chết người xảy ra ở khắp mọi nơi, từ Trung Quốc và Ấn Độ tới Đức, cho thấy biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết trở nên cực đoan hơn trên toàn cầu.

Lý do thành phố Trung Quốc hứng chịu lũ ‘nghìn năm có một’

Lý do thành phố Trung Quốc hứng chịu lũ ‘nghìn năm có một’

Một số nhà khí tượng học nhận định, sự biến đổi khí hậu đã khiến thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc gánh chịu lũ lụt ‘nghìn năm có một’.