{keywords}
Changpeng "CZ" Zhao

Tài sản dự phóng của Zhao hiện ngang hàng với nhà sáng lập Oracle Larry Ellison và vượt qua Mukesh Ambani, ông trùm viễn thông Ấn Độ kiêm người giàu nhất châu Á. Sự thăng hoa của doanh nhân Canada gốc Hoa này đi cùng với tăng trưởng vũ bão của thế giới tiền điện tử.

Năm 2021, các nhà sáng lập tiền ảo khác cũng giàu lên nhanh chóng khi giá trị các loại tiền ảo tăng mạnh. Chẳng hạn, tác giả Ethereum Vitalik Buterin và nhà sáng lập Coinbase Brian Armstrong đều trở thành tỷ phú.

Sam Bankman-Fried, CEO sàn tiền ảo FTX, chỉ ra tiền ảo đã tạo ra nhiều tỷ phú chưa từng có trong vài năm qua. Bản thân Friedman cũng là một tỷ phú trẻ tuổi. Trên Twitter, Zhao viết: “Đừng lo lắng về các bảng xếp hạng. Tập trung vào bạn có thể giúp được bao nhiêu người”. Ông cũng cho rằng, thay vì bảng xếp hạng tỷ phú, nên có bảng xếp hạng các nỗ lực thiện nguyện.

Người phát ngôn Binance trả lời CNN, “CZ dự định quyên góp gần hết tài sản, thậm chí 99%, như bất kỳ doanh nhân và nhà sáng lập nào khác”.

Vài năm gần đây, các lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng như CEO Facebook Mark Zuckerberg đã ký vào Giving Pledge, một sáng kiến do Warren Buffett và quỹ Bill & Melinda Gates khởi xướng, nhằm khuyến khích những người giàu nhất thế giới quyên góp phần lớn tài sản làm từ thiện.

Zhao ra mắt Binance năm 2017 và gây dựng nó thành một trong các sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất hành tinh. Theo blog của công ty, vị lãnh đạo lớn lên trong gia đình nhập cư tại Canada và từng làm việc tại McDonald để trang trải chi phí cho gia đình. Sau khi học khoa học máy tính tại Đại học McGill University, anh làm việc Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo và Bloomberg. “Sau đó, ông biết về Bitcoin năm 2013 trong khi chơi bài và quyết định cống hiến cả cuộc đời cho nó. Thậm chí, ông còn bán nhà mua Bitcoin”, blog của Binance viết.

Như các sàn khác, Binance đối mặt với trở ngại pháp lý lớn trên toàn cầu trong vài tháng trở lại đây, bao gồm lệnh cấm tại Anh và các lệnh hạn chế khác tại những nước như Canada. Zhao đã lên tiếng trong một lá thư năm 2021 rằng “các quy định rõ ràng vô cùng quan trọng để tiếp tục tăng trưởng”. Ông nói thêm, “ngày càng nhiều quy định là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành công nghiệp đang trưởng thành, do nó đặt ra nền tảng để nhiều người cảm thấy an toàn hơn khi tham gia vào ngành tiền ảo”.

Du Lam (Theo CNN)

Thế giới thiệt hại 14 tỷ USD vì lừa đảo tiền số năm 2021

Thế giới thiệt hại 14 tỷ USD vì lừa đảo tiền số năm 2021

Những kẻ lừa đảo đã lấy đi 14 tỷ USD tiền điện tử trong năm 2021 nhờ sự phổ biến của các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi).