Tháng 12 tới là em Y Nhưng (ở Đắk Nông) tròn 16 tuổi. Ấy vậy, cậu bé chỉ cao 1,2m và nặng 21kg, thuộc diện suy dinh dưỡng trong số những bệnh nhi đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Nhi đồng 2.
Chị H Sơ Mi (38 tuổi) không biết phải làm thế nào để chăm sóc con khỏe mạnh hơn. Người mẹ dân tộc thiểu số dùng vốn tiếng Việt ít ỏi để trải bầu tâm sự. Chị tự nhận mình ít học, kém hiểu biết, nhiều lần vỡ kế hoạch nên sinh tới 6 đứa con. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế khó khăn nên đã khiến bệnh tình của con trai ngày càng tồi tệ.
Y Nhưng phát hiện bị viêm cầu thận cấp vào năm 3 tuổi. Trong nhiều năm, vì không được điều trị đúng theo lời dặn của bác sĩ nên bệnh tình mới càng trở nặng thành suy thận mãn giai đoạn cuối.
Tháng 7 năm ngoái, cơ thể cậu bé sưng phù, ăn uống không được, thường xuyên nôn ói, cha mẹ con mới tá hỏa đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 để cấp cứu. Lúc này, bác sĩ nói 3 phương án để cứu con, tuy nhiên, dù là ghép thận hay thẩm phân phúc mạc thì gia đình cũng chẳng thể nào đáp ứng nổi. Vì vậy, chị H Sơ Mi chỉ còn cách cho con ở lại thành phố để chạy thận nhân tạo.
Đứa trẻ lớn lên trong cảnh thiếu thốn đủ bề nên không dám đòi hỏi điều gì, chỉ phó mặc cho mẹ lo liệu. Lúc nào con cũng mong sớm khỏi bệnh để về nhà, nhưng đã một năm mà bệnh tình chẳng tốt lên được.
Nhiều ngày nay, chị Mi vô cùng lo lắng bởi chồng chị vẫn chưa vay mượn thêm được tiền đóng trọ và trang trải viện phí, thuốc men cho con trai. Người mẹ nghèo đau đớn, luôn tự trách vì không lo được cho các con.
Không những vậy, trong số 6 đứa con của chị, ngoài Y Nhưng thì còn có em kế Y Chức từng bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, di chứng để lại là bệnh động kinh và bại liệt nửa người. Cứ hễ thiếu thuốc là con thường bị lên cơn co giật, nhưng đã lâu rồi họ chẳng có tiền để đưa con đi tái khám.
Gia đình chị Mi thuộc hộ cận nghèo ở địa phương. Tất cả tài sản chỉ có căn nhà bằng ván ghép đã mục và 6 sào đất rẫy trồng cà phê. Trước đây, vợ chồng chị cật lực làm mướn cũng chỉ đủ để các con không phải ôm bụng đói đi ngủ. Từ ngày chị đưa Y Nhưng vào thành phố chữa bệnh, chỉ một mình anh Y Saih ở quê đi làm, vừa lo cho mấy đứa con ở nhà, vừa phải gửi tiền cho 2 mẹ con chị, tháng nào cũng vay mượn thêm. Đến nay, họ đã nợ khoảng 100 triệu đồng, chưa biết làm sao để trả được.
Nội ngoại hai bên đều khó khăn, chẳng phụ đỡ được gì. Con gái lớn của vợ chồng chị phải nghỉ học ở nhà để chăm lo cho các em. Cũng có khi cha không kiếm được việc, cô bé lại theo mấy cô, dì trong bon đi làm mướn. "Cảnh nghèo đã bó buộc, mấy đứa trẻ cũng chẳng có quyền lựa chọn cô ạ", chị Mi nghẹn ngào bất lực.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2; hoặc chị H Sơ Mi hoặc anh Y Saih; Địa chỉ: bon Yôk Rlinh, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 0782742766. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.149 (Bé Y Nhưng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |