Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 từ ngày 12 - 14/5/2019 có quy mô rộng lớn và phong cảnh tuyệt đẹp.
Trùng tu biệt thự cổ gần 800 tỷ ở Sài Gòn
Nhiều hoạt động kỉ niệm 240 năm ngày sinh của Nguyễn Công Trứ
Trở về ngàn xưa với 'Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam 2018'
Phối cảnh 3D Chùa Tam Chúc - Ba Sao:
Chùa Tam Chúc (Hà Nam) có tổng diện tích gần 5000 ha, bao gồm hồ nước: 1000 ha; núi đá rừng tự nhiên: 3000 ha; Các thung lũng: 1000 ha. Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh (mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; Hậu thất tinh nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm).
Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh. |
Một điều đặc biệt nữa, ngôi chùa này do rất nhiều những thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo tổ chức thi công. Nó là sự kết tinh của những tinh hoa từ các tôn giáo khác nhau trên thế giới.
Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.
Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở trên nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.
Ngôi chùa này do rất nhiều những thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo tổ chức thi công. |
Ngôi Chùa Tam Chúc – Ba Sao được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia đưa sang.
Ngoài ra, chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh đá khổng lồ với 1000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.
Kiến trúc chùa trên đỉnh núi Thất tinh còn có chùa Ngọc nguy nga do những nghệ nhân Ấn Độ giáo thi công.
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quán Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.
Được biết, khi xây dựng xong, Chùa Tam Chúc có thể sẽ là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. |
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2, giúp cho 5.000 Phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc. Điện Pháp Chủ có pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m2, có sức chứa 3.500 chỗ ngồi. Điện Quán Âm có pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn.
Khu du lịch quốc gia Tam Chúc Quần thể khu du lịch Tam Chúc đã được Thủ tướng công nhận là khu du lịch quốc gia theo quy định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013.
Chùa Tam Chúc là nơi đăng cai Đại Lễ Vesak 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019. Đồng thời cũng là ngày khánh thành chùa giai đoạn 1. Để hoàn thành xong ngôi quần thể chùa Tam Chúc, dự kiến mất tới 50 năm và hoàn thành vào năm 2048.
Được biết, khi xây dựng xong, Chùa Tam Chúc có thể sẽ là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Quần thể khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la được ví như "Hạ Long trên cạn".
Tình Lê