Nhiều ý kiến nhận định, Việt Nam không thiếu những tác phẩm xuất sắc để phát triển ngành công nghiệp văn hoá, cái thiếu là sản phẩm chưa được đóng gói hoàn thiện từ khâu nghiên cứu ý tưởng, sản xuất đến truyền thông.

Những năm gần đây, Việt Nam chú trọng phát triển công nghiệp văn hoá nhưng để nó trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế thì cần phải tạo dựng một hệ sinh thái đi kèm với sự tham gia của nhiều bên. 

DSC_7228.jpg
Các diễn giả tham gia toạ đàm. Ảnh: BTC

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội khẳng định tại toạ đàm Vai trò của các chủ thể trong phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045: “Chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải là 'chiến lược 2.0', tức phải thay đổi mang tính chiến lược, đột phá để bỏ điểm yếu của chiến lược trước đây khi chưa quan tâm tới yếu tố tư nhân”.

W-z6447959970054_fab3a6d94cf73652617e4c1fc48de3aa.jpg
PGS.TS Bùi Hoài Sơn.

Theo ông Sơn, trước đây chủ yếu tập trung vào đầu tư cho các thiết chế của Nhà nước nên chậm chạp, ít tạo đột phá. Vì thế, trọng tâm chiến lược sắp tới, Nhà nước đóng vai trò hành lang, tạo điều kiện để khối tư nhân phát triển văn hoá.

Theo ông, thời gian qua khối tư nhân xuất hiện như một lực lượng năng động và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Với khả năng huy động vốn linh hoạt, tư duy thị trường, tinh thần đổi mới liên tục, các doanh nghiệp tư nhân làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của nhiều lĩnh vực văn hóa, từ điện ảnh, âm nhạc, thời trang, truyền thông đến xuất bản và nghệ thuật biểu diễn. Vì thế, trong kỷ nguyên mới của dân tộc, vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển văn hóa càng trở nên nổi bật và cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực, chiến lược cho phát triển văn hóa, cần có một hệ sinh thái thuận lợi: chính sách ưu đãi rõ ràng, hành lang pháp lý minh bạch, cơ chế khuyến khích đổi mới và sự đồng hành chặt chẽ từ Nhà nước, thay đổi tư duy từ "xin-cho" sang "hợp tác cùng phát triển".

tranthanh.jpg
Trấn Thành.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Quý Phương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam - khẳng định, chủ thể của công nghiệp văn hóa là các doanh nghiệp nhưng hiện nay Nhà nước vẫn đang đầu tư mạnh cho các thiết chế văn hóa mà chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các doanh nghiệp.

"Thực tế, khoảng 97.000 doanh nghiệp đang phải 'tự bơi'. Qua giai đoạn Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản. Không phải ai cũng thành công như Trấn Thành. Dù phim Dòng máu anh hùng rất thành công nhưng hãng phim Chánh Phương của NSƯT Chánh Tín vẫn phá sản vì không gồng được chi phí, lãi ngân hàng", bà Phương nêu.

W-z6447959975293_e639babbd079b07e921610240cc5e8f7.jpg

Tại tọa đàm, Viện Nghiên cứu Trung Quốc phối hợp NXB Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) ra mắt cuốn sách Chọn cho hay chọn bỏ - Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Tác phẩm do TS. Trần Thị Thủy (Viện Nghiên cứu Trung Quốc) chủ biên.

Cuốn sách được đúc kết từ đề tài khoa học cấp bộ Phát triển thị trường văn hóa ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay, được thực hiện trong giai đoạn 2021-2022, do Viện Nghiên cứu Trung Quốc chủ trì.

Cuốn sách gồm 3 chương chính, đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về thị trường văn hóa Trung Quốc cùng những gợi mở đối với công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công nghiệp văn hoá đang đi đúng hướng

Công nghiệp văn hoá đang đi đúng hướng

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai khẳng định, lĩnh vực văn hoá - văn nghệ có những điểm sáng để thấy rằng công nghiệp văn hoá đang đi đúng hướng.
Gen Z làm sống lại di sản văn hoá truyền thống

Gen Z làm sống lại di sản văn hoá truyền thống

Dự án "Nét Việt Nam" kết nối Gen Z với văn hoá truyền thống qua hành trình khám phá làng nghề, ẩm thực và di sản dân tộc. Qua video thực tế, dự án khơi dậy niềm tự hào và sáng tạo trong việc bảo tồn giá trị văn hóa.