Pháo đài bay B52 lộ rõ chi tiết sau 50 năm 'an nghỉ' dưới hồ Hà Nội
Hồ Hữu Tiệp - nơi chôn xác của pháo đài bay B52 bị xuống cấp, đang được TP Hà Nội cho tu bổ, chỉnh trang lại.
Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội sáng 9/12 tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia "Chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không 1972" - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”. Hội thảo có sự tham dự lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành; các lão thành cách mạng, Anh hùng LLVTND, nhân chứng lịch sử; các tướng lĩnh, sĩ quan; các nhà khoa học.
Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, đế quốc Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B-52 vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số tỉnh, thành ở miền Bắc, hòng giành thắng lợi áp đảo về quân sự, làm xoay chuyển tình thế trên bàn đàm phán tại Paris có lợi cho Mỹ.
Tuy nhiên, với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18-29/12/1972), quân và dân miền Bắc đã tiến hành Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
50 năm trôi qua, nhưng âm hưởng hào hùng của Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không 1972” vẫn còn vang vọng, là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, trong đó nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của hội thảo, Thứ trưởng Lê Huy Vịnh cho biết, tầm vóc và những bài học kinh nghiệm đúc rút từ Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng 1972 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam khẳng định, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” góp phần mở ra bước ngoặt chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Sự kiện làm nức lòng bè bạn và nhân dân yêu chuộng hòa bình, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Nửa thế kỷ đã trôi qua, những dấu tích của một thời đạn bom tàn phá đã được thay thế bằng những thành quả của công cuộc dựng xây đất nước, nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử từ chiến thắng đó vẫn vẹn nguyên giá trị.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết đề nghị hội thảo phân tích làm rõ nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ thuật chiến dịch phòng không nói riêng; những thành công của công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng ý chí, quyết tâm, động viên chính trị, tinh thần để các lực lượng, cán bộ, chiến sĩ “dám đánh, biết đánh và đánh thắng”.
Ông cũng cho rằng, cần phân tích làm rõ nguyên nhân thắng lợi, đúc rút những kinh nghiệm và bài học lịch sử, đặc biệt là những vấn đề mới đặt ra đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo của Tổ quốc hiện nay.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho biết, "Cách đây tròn 50 năm, vào những ngày cuối tháng 12 năm 1972, cả thế giới phải kinh ngạc, kính phục chứng kiến uy danh “pháo đài bay B-52” - biểu tượng sức mạnh của không lực Mỹ bị đập tan trên bầu trời Hà Nội".
Chiến công trên bầu trời Hà Nội là kết quả của Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Buộc chính quyền Mỹ phải ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình Việt Nam.
Đại tướng Lương Cường nêu rõ, Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không 1972” thể hiện khí phách bất khuất, là bản hùng ca được viết bằng bản lĩnh, ý chí, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, kiên quyết, kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất non sông gấm vóc.
Đại tướng Lương Cường dẫn lại nhận định của Bác Hồ: “Sớm muộn gì rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".
Ông bày tỏ, nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không 1972” luôn thôi thúc quân và dân ta tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những bài học được đúc rút từ chiến thắng lịch sử 50 năm trước luôn được vận dụng sáng tạo và phát huy trong điều kiện mới, thực sự trở thành nguồn động lực tinh thần để Đảng, chính quyền, quân và dân ta nỗ lực phấn đấu không ngừng, thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Hồ Hữu Tiệp - nơi chôn xác của pháo đài bay B52 bị xuống cấp, đang được TP Hà Nội cho tu bổ, chỉnh trang lại.
Lễ giỗ chung của 287 người dân phố Khâm Thiên bị sát hại trong trận bom rải thảm của máy bay B52 46 năm trước, đêm 26/12/1972.
Máy bay MiG-21, tên lửa... được trưng bày nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'.