“Tình hình hiện nay rất đáng lo ngại, khi có một số kẻ đang muốn gây trở ngại cho sự ổn định của đất nước bằng việc lan truyền các thông tin giả mang tính sai lệch, gây ra sự hiểu lầm cho người dân bằng việc sử dụng mạng xã hội Facebook”, Reuters trích đoạn bức thư cho biết.

{keywords}
Binh sĩ triển khai ở thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar. Ảnh: Reuters

Hiện Facebook chưa đưa ra bình luận về thông tin này.

Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/2 đã ra thông cáo phản ứng về việc cựu lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi bị giới cảnh sát nước này cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu, khi họ phát hiện ra nhiều bộ đàm không rõ nguồn gốc được sử dụng bởi lực lượng vệ sĩ của bà.

“Chúng tôi quan ngại về những cáo buộc nhằm vào bà Suu Kyi. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi phía quân đội Myanmar hãy thả các lãnh đạo dân sự ngay lập tức”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với Reuters.

Theo Reuters, bà San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng cầm quyền Liên minh quốc gia vì dân chủ đã bị quân đội bắt giữ sáng 1/2, chỉ vài ngày sau khi căng thẳng giữa chính quyền dân sự và giới quân sự Myanmar nổ ra.

Toàn cảnh cuộc Chính biến ở Myanmar

Tuấn Trần

Chính biến đe dọa lệnh ngừng bắn ở Myanmar

Chính biến đe dọa lệnh ngừng bắn ở Myanmar

Đại diện cấp cao các nhóm phiến quân ở Myanmar ngày 3/2 tuyên bố việc giới quân sự gây ra chính biến đang đe dọa thỏa thuận ngừng bắn.

Người Myanmar gõ xoong, nồi phản đối đảo chính

Người Myanmar gõ xoong, nồi phản đối đảo chính

Tiếng gõ xoong nồi và tiếng còi xe đã vang dội khắp Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, vào tối hôm 2/2 vừa qua.