Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học dữ liệu tại Đại học Chiết Giang đã sử dụng mạng lưới camera quan sát các hành vi bạo lực tại các khu vực khác nhau theo thời gian thực từ năm 2002 - 2016. Cơ sở dữ liệu được cung cấp từ các định nghĩa về khủng bố, bao gồm 20 đặc điểm cấu trúc và thực tế hoạt động khủng bố trong quá khứ ảnh hưởng đến nguy cơ khủng bố trong tương lai. 

{keywords}
Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Andre Python cho biết, công việc của AI có thể bắt đầu bằng cách thu thập thông tin về bài học kinh nghiệm sau mỗi cuộc giao tranh khủng bố ở một định dạng dữ liệu cụ thể. Hồ sơ này sẽ có các chi tiết về các nhóm khủng bố và chiến thuật của chúng, đồng thời ghi lại những thiếu sót của riêng chúng để cải thiện. Theo thời gian, với các tập dữ liệu trong quá khứ và diễn biến, lực lượng an ninh sẽ có một cơ sở dữ liệu được cụ thể hóa về từng hoạt động khủng bố, hoặc các cuộc giao tranh và liên kết với nhiều yếu tố khác như xã hội, môi trường tự nhiên…

Với thuật toán này, kinh nghiệm dựa trên nhân dạng sẽ được khai thác triệt để và tạo cơ sở cho dự đoán chống khủng bố. Điều này sẽ giúp đạt được tiến bộ hiệu quả chống lại những kẻ khủng bố trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho lực lượng an ninh.

(Theo SGGP)

Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng chống rửa tiền

Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng chống rửa tiền

Cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản (FSA) sẽ sử dụng hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm soát giao dịch bất hợp pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa hành vi rửa tiền tại Nhật Bản.