W-ttt-2943-2-1.jpg
Sáng 13/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã về thăm trường cũ - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
W-ttt-3011-1.jpg
Tại không gian truyền thống phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thực hiện nghi thức dâng hoa. Từ những giá trị tốt đẹp được hình thành trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 65 năm, các thế hệ sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tiếp nối truyền thống tốt đẹp của học sinh, sinh viên Việt Nam - truyền thống yêu nước.
W-ttt-3166-1.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm quan lớp học của khoa Báo chí và Truyền thông. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM được thành lập năm 1957 với tiền thân là ĐH Văn khoa thuộc Viện ĐH Sài Gòn, ĐH Tổng hợp TP.HCM. Hiện nay, nhà trường có 34 ngành đào tạo bậc ĐH, 34 ngành đào tạo thạc sĩ, 18 ngành đào tạo tiến sĩ trong 7 lĩnh vực.
W-ttt-2891-1.jpg
Chủ tịch nước trò chuyện với cán bộ, giảng viên nhà trường và viết sổ lưu niệm. Với bề dày 65 năm, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã đào tạo 80.000 cử nhân khoa học, hơn 6.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, văn nghệ sĩ, doanh nhân... Nhiều cựu sinh viên trở thành chính trị gia từ cấp trung ương đến địa phương, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
w ttt 3476 1 743.jpg
Ông Võ Văn Thưởng là cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ông từng là sinh viên Xuất sắc khoa Triết học khoá 1988 - 1992 của Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và lớp cao học Triết học của nhà trường.
w img 7983 1 744.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết ông rất xúc động về thăm trường trong dịp cả nước hướng đến sự kiện quan trọng là Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Ông Võ Văn Thưởng gửi lời thăm hỏi chân thành tới thầy cô, sinh viên. 
W-ttt-4061-1.jpg
Nhân dịp này nhà trường tặng Chủ tịch nước bức tranh về trường.
w ttt 4022 2 745.jpg
“Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con yêu chữ thì yêu lấy thầy”, "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", "Phi trí bất hưng"- ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh những nhận thức sâu sắc quý báu, đề cao giá trị đạo đức làm người, coi trọng giáo dục của nhân dân. Chủ tịch nước cũng trao học bổng cho sinh viên nhà trường. 
w ttt 3527 1 746.jpg
Trò chuyện với giảng viên, sinh viên trường cũ, Chủ tịch nước nói cách đây hơn 30 năm dưới mái trường này, ông và các bạn sinh viên đã được những thầy cô giáo nhiệt huyết giảng dạy. “Thành công có được của lớp sinh viên ngày ấy, trong đó có tôi, có công lao rất lớn của các thầy cô giáo”- Chủ tịch nước nói. Ông nhấn mạnh: "Sức mạnh của một dân tộc không phải nằm ở tài nguyên trong lòng đất, lòng biển mà là ở nguồn nhân lực chất lượng cao, có trí tuệ, tri thức và phẩm giá. Bác Hồ từng nhấn mạnh: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”. Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn coi “giáo dục và đào tạo cùng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. 
w ttt 3664 1 747.jpg
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhấn mạnh hôm nay là một ngày đặc biệt đối với tập thể sư phạm, học viên, sinh viên của nhà trường. Nhà trường cảm kích khi ở cương vị nào Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cựu sinh viên xuất sắc của trường, cũng luôn hướng về ngôi trường cũ. Chủ tịch nước vẫn thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ, tình hình công tác của thầy cô.  "Các thế hệ sinh viên nhà trường vẫn luôn tự hào về hành trình học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước, nhân dân mà ông đã và đang thực hiện" - bà Ngô Thị Phương Lan nói.
w ttt 4149 2 748.jpg
Cũng trong ngày về thăm trường cũ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã trồng tặng nhà trường cây mai vàng được đưa từ quê hương Vĩnh Long của ông.
W-ttt-3639-1.jpg

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, chia sẻ, trong bối cảnh tự chủ giáo dục ở giai đoạn đầu còn nhiều thách thức, Nhà nước cần có sự quan tâm kịp thời đối với việc nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khoa học cơ bản, cụ thể là ngành Khoa học xã hội và Nhân văn. Nếu không có sự quan tâm kịp thời và hiệu quả, các lĩnh vực khoa học cơ bản này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế thị trường và hệ quả là sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước.

Để đảm bảo sự công bằng cho sự tiếp cận giáo dục đại học, Nhà nước cần nghiên cứu để có chính sách cho vay tín dụng phù hợp đối với sinh viên, để các em có thể thực hiện được ước mơ đại học, phát huy được năng lực đóng góp cho sự phát triển của đất nước và xã hội. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, bà Lan mong muốn có sự quan tâm kịp thời hơn nữa của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng đời sống để thầy cô có thể cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Việt Hùng, Quang Phong, Văn Thường, Văn Công, Quyết Thắng và nhóm BTV