Sau hai lần trì hoãn, Nhật Bản chính thức tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% áp dụng trên hàng loạt các loại hàng hóa và dịch vụ. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng tại Nhật Bản phải điều chỉnh mức sinh hoạt cho phù hợp.

Một chủ doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa nhà ở đã vội vàng mua một khu đất nghĩa trang gia đình trước khi tăng thuế. Mộ chôn cất có giá khoảng 28.000 đến 37.000 USD. Do đó, việc tăng thuế tiêu thụ lên 10% từ 8% có thể có tác động đáng kể đến giá cả. Ông Sugiuchi cho biết ông rất hài lòng với các giao dịch mua trước tăng thuế của mình. Với số tiền tiết kiệm được, gia đình Sugiuchi sẽ dành cho một chuyến đi ngắn hoặc đến một nhà hàng ưa thích.

Khi việc tăng thuế có hiệu lực từ 1/10, câu hỏi lớn đối với người dân Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe liệu những người tiêu dùng như ông Sugiuchi sẽ bắt đầu thắt chặt hầu bao của họ. Người tiêu dùng Nhật Bản đã giúp thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ và với các nước khác.

{keywords}
Mua giấy vệ sinh vì sợ tăng thuế

Thủ tướng Shizo Abe lập luận rằng Nhật Bản cần tăng thuế để chi trả các dịch vụ công. Nhưng nếu thuế khiến người tiêu dùng không muốn chi tiêu, Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái, giống như Tokyo đã tăng thuế tiêu thụ năm năm trước.

Chuyên gia kinh tế Toshihiro Nagahama của Viện nghiên cứu Dai-ichi nhận định nền kinh tế đã ở trong tình trạng tồi tệ. Ông ví von “tập thể dục khi bạn không khỏe là một hành động không khôn ngoan”.

Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn như dân số giảm và thiếu việc làm cho phụ nữ. Tốc độ tăng trưởng giữ ở mức khiêm tốn kể từ lần tăng thuế tiêu thụ vào năm 2014. Tuy nhiên, việc tăng thuế sẽ giúp chi trả cho việc hỗ trợ dân số già và các gia đình trẻ những người mà chính phủ trông cậy thúc đẩy sự đột phá mới.

Tiền cũng có thể giúp trả khoản nợ quốc gia khổng lồ do chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách tiền tệ lỏng lẻo từ cổ phiếu và trái phiếu. Tỷ lệ nợ của Nhật Bản gấp khoảng 2,5 lần sản lượng kinh tế hàng năm, lớn nhất trong số các quốc gia phát triển.

{keywords}
Áp lực của người Nhật ngày càng lớn

Miki Matsushita, 26 tuổi và chồng sắp cưới của cô đã lên kế hoạch chờ đến cuối năm nay để mua nhẫn cho đám cưới của họ nhưng cặp đôi đã quyết định không thể trì hoãn.

Các doanh nghiệp trang sức như Sato Jewelry Honten ở Tokyo lo lắng rằng họ có thể chịu gánh nặng thuế. Ông chủ Masaru Okubo nói thêm: “điều đó sẽ đặt chúng tôi vào một tình huống khó khăn khi khách hàng mặc cả nhưng chúng tôi muốn ưu tiên sự hài lòng của khách hàng của mình”.

Lần tăng thuế gần đây nhất từ 5% lên 8% đã khiến Nhật Bản ngay lập tức chìm vào suy thoái. Chính phủ sau đó đã hoãn tăng lên 10% dự kiến có hiệu lực vào năm 2015 và tiếp tục hoãn lại cho đến năm nay.

Nhưng lần này, chính phủ Nhật Bản hy vọng với một kết quả khác. Trước tăng thuế tiêu dùng đã tăng lên đáng kể khi người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng. Chính phủ cũng có hy vọng sẽ khắc phục một số tác động của sự gia tăng thông qua các chương trình như khuyến khích mua xe hơi và nhà ở.

Trong 9 tháng đầu tiên sau khi tăng, người tiêu dùng có thể được giảm giá tới 5% khi mua một số mặt hàng nhất định. Sự tài trợ bởi chính phủ và sẽ được tích dưới dạng điểm tiêu dùng lần sau. Nhưng điểm tiêu dùng chỉ áp dụng thanh toán điện tử, chính phủ cũng đang nỗ lực loại bỏ tiền mặt khi có đến 80% giao dịch của Nhật Bản được thanh toán bằng tiền mặt vào năm 2016.

K.H (Theo NewYorkTimes)