{keywords}
 Chuỗi hội thảo có tên gọi “Robotics = Code + Creativity" dành cho các bạn trẻ từ 15 đến 21 tuổi có mong muốn tìm hiểu thêm về robot và cách lập trình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu.

Kéo dài 13 tuần, chuỗi hội thảo có tên gọi “Robotics = Code + Creativity” (Chế tạo robot = Viết code + Sáng tạo) do Trung tâm Hoa Kỳ thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tài trợ, dành cho các bạn trẻ từ 15 đến 21 tuổi có mong muốn tìm hiểu thêm về robot và cách lập trình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu.

Các buổi học diễn ra hằng tuần sẽ bao gồm viết code kết hợp với một hoạt động sáng tạo để giới thiệu cho người học cách thức hoạt động của robot, cách lập trình và giới thiệu một số điều mà robot có thể làm.

Theo kế hoạch, chương trình dành cho học viên mới bắt đầu sẽ kết thúc vào tháng 3/2021, và sẽ được tiếp nối bằng chương trình trung cấp bắt đầu vào tháng 4/2021 (giảng dạy bằng tiếng Anh) tại Trung tâm Hoa Kỳ TP.HCM.

Ông Juan German, Tùy viên báo chí thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết: “Lợi ích của việc học tập cũng như trải nghiệm khoa học và công nghệ mới ngay từ nhỏ là giúp các em học sinh trung học và sinh viên đại học tăng cường kỹ năng sáng tạo, đổi mới và giải quyết vấn đề”.

“Hội đồng tài trợ đã xem xét một số đơn ứng tuyển và chúng tôi rất ấn tượng với đề xuất nổi bật của Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số tập trung vào dạy viết code và chế tạo robot. Chương trình cũng sẽ góp phần bồi đắp cho quan hệ hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trên phương diện đẩy mạnh chia sẻ những xuất sắc trong học thuật và đổi mới sáng tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam”, ông German chia sẻ thêm.

Theo Phó giáo sư Jerry Watkins, phụ trách điều hành Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số tại RMIT, các buổi hội thảo tập trung vào những chiến lược thực tế giúp thu hút sinh viên tham gia, chẳng hạn như việc đưa lý thuyết vào “các tình huống thực tế”.

“Thay vì làm các bài lập trình lặp đi lặp lại, chúng tôi dùng trò chơi và mô phỏng thực tế để dạy các em. Qua đó, học viên học được cách sử dụng robot một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề và các phát triển giải pháp. Làm việc nhóm là một phần rất quan trọng của chương trình, vậy nên ở dự án cuối chương trình các học viên sẽ phải cùng nhau hợp tác tạo dựng nên chuỗi các hoạt động cho robot riêng”, Phó giáo sư Jerry Watkins nói.

Hai chị em sinh đôi Lê Xuân Nhi và Lê Mỹ Nhi là những học viên đã quyết định tham gia chương trình hội thảo “Robotics = Code + Creativity” dành cho người mới bắt đầu, trước khi đi du học ngành kỹ thuật cơ khí.

Là học viên đã học được một số kiến thức lập trình cơ bản từ 2 buổi hội thảo đầu tiên, Lê Xuân Nhi chia sẻ: “Vì khóa học này được thiết kế cho người hoàn toàn mới bắt đầu nên tôi nghĩ sẽ hợp với mình vì tôi thích robot và viết code mà lại chưa có kinh nghiệm gì về lĩnh vực này”. Trong khi đó, học viên Lê Mỹ Nhi cho biết: “Sau khi chuỗi hội thảo kết thúc, chúng tôi hy vọng có thể lập trình, hiểu cách thức hoạt động của mã code và biết cách điều khiển robot”.

Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số CODE tại Đại học RMIT được thành lập năm 2016, nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và học tập liên quan đến kỹ thuật số trên khắp Việt Nam. Chuỗi hội thảo “Robotics = Code + Creativity” là phần mở rộng từ các hoạt động thường xuyên thuộc phạm vi của Trung tâm.

Vân Anh

Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số

Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số

Triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học là một trong những đề xuất mới nhằm phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.