Ngày 16/3/2014, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có mục đích làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tại mục 4 Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT đã quy định quy chuẩn quy đổi điểm TOEIC, TOEFL, IELTS sang trình độ tương ứng. Trong đó, điểm IELTS 3.5 đến 4.5 tương đương bậc 3 (B1), IELTS 5.0 đến 5.5 tương đương B2 (bậc 4), IELTS 6.0 đến 6.5 tương đương C1 (bậc 5), IELTS 7.0 đến 7.5 tương đương C2 (bậc 6).
Tuy nhiên, gần như tất cả trường ĐH đều ưu tiên tuyển chứng chỉ IELTS các nếu không thì các chứng chỉ ngoại ngữ khác như TOEIC, TOEFL hoặc các chương trình quốc tế khác. Đến thời điểm này gần như chưa có trường đại học nào ưu tiên tuyển thí sinh có trình độ theo khung 6 bậc của Việt Nam.
Thí sinh có chứng chỉ IELTS sẽ thêm cơ hội vào đại học |
Ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong xét tuyển tổ hợp có môn tiếng Anh, thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 được quy đổi 10 điểm môn tiếng Anh, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm. Trong khi đó, chứng chỉ TOEFL iBT 79 được quy đổi thành 10 điểm. Mức thấp nhất là TOEFL iBT 46-47 được quy đổi là 8 điểm. Ngoài ra, Trường sẽ ưu tiên tuyển học sinh học chương trình THPT Hoa Kỳ, chương trình THPT Canada, chương trình THPT Úc. Các thí sinh học chương trình THPT của nước ngoài cũng được nộp hồ sơ nếu có điểm SAT từ 550 (mỗi phần thi)…
PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo cho hay điều này dựa vào tình hình thực tế vì gần như không có học sinh phổ thông nào thi khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam mà khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc này dường như chỉ dành cho người đi làm. Theo ông Thắng, ở đây không phải là chuyện chuẩn đầu ra, hay các thí sinh có giỏi tiếng Anh hay không mà trường muốn rằng có một chuẩn mực quốc tế. Việc các thí sinh tham gia rèn luyện để thi chứng chỉ Anh văn quốc tế còn là minh chứng các em sẵn sàng làm việc trong môi trường quốc tế. Nhà trường không phân biệt và chứng chỉ nào nằm trong danh mục đều được nhà trường xem xét.
Lãnh đạo một trường đại học khác cho hay, IELTS được chuộng vì sinh viên nhiều trường đại học cần chứng chỉ IELTS để du học ở Anh, Australia... mà trường đó liên kết. Các trường đại học ở nước ngoài đều chấp nhận thí sinh có chứng chỉ IELTS. Mặt khác, để được cấp chứng chỉ IELTS học sinh sẽ phải thi cử rất khó khăn với cả 4 kỹ năng (Nghe - Nói - Đọc - Viết). Trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thì IELTS có tính hàn lâm hơn. Còn các chỉ B1, B2, C1, C2 theo khung năng lực Châu Âu sẽ không được chấp nhận, hoặc chấp nhận chỉ ở một số ít nước trong khối thịnh vượng Anh. Tuy nhiên theo vị này, dần dần các trường đại học sẽ chấp nhận tất cả các chứng chỉ vì đang cần sinh viên giỏi tiếng Anh giỏi để học tập.
Tại sao lại là IELTS mà không phải các chứng chỉ như B1, B2, C1, C2 của Việt Nam? Theo Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó viện trưởng Viện khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, việc lựa chọn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ nào phụ thuộc phần lớn vào niềm tin của người sử dụng vào "thương hiệu" của các chứng chỉ. Điều này cũng giống như khi đi mua các hàng hóa khác, ví dụ nếu cùng mua áo sơ mi của một công ty may mặc, nhưng áo có thương hiệu nổi tiếng nước ngoài lên tới vài triệu trong khi áo mang thương hiệu của công ty này chỉ vài trăm ngàn, mặc dù chất lượng có thể được xem là gần tương đương.
IELTS rõ ràng là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực kiểm tra năng lực tiếng Anh, được xây dựng một cách chuyên nghiệp và tạo được niềm tin ở người sử dụng vì sự ổn định, chính xác của bài thi. Với chứng chỉ IELTS ta hoàn toàn có thể biết được gần một người đạt 5 điểm hoặc 6 điểm sẽ làm được những gì, có năng lực đến đâu …
Theo bà Phương Anh, các bài thi năng lực tiếng Anh của Việt Nam dựa trên khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và được Bộ GD-ĐT công nhận chỉ mới được công nhận trong nước, chưa có nhiều thông tin về tính ổn định và chính xác thì sẽ khó tạo được niềm tin ở người sử dụng. Do vậy tâm lý của nhiều nhà tuyển dụng hiện nay là nếu không sử dụng IELTS thì họ cũng sẽ chọn các chứng chỉ quốc tế khác.
Lê Huyền
Thí sinh bỏ bê nhiều môn học, 'đổ' đi luyện IELTS
Với xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh 'ngó lơ' nhiều môn học khác để tập trung luyện chứng chỉ này.
Tuyển sinh đại học: IELTS sẽ được 'chuộng' hơn điểm 10?
‘Cơn sốt’ luyện thi IELTS đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố, khi rất nhiều gia đình cho con luyện thi loại chứng chỉ này. Nhiều phụ huynh nhận thức IELTS là giấy thông hành để vào những trường ĐH top đầu ở Việt Nam.
Con đạt 7.0 IELTS, phụ huynh vẫn như 'ngồi trên đống lửa'
Trước xu hướng tuyển sinh đại học bằng chứng chỉ IELTS, người “sốt cao” hơn cả chưa chắc đã là những thí sinh tương lai mà lại là phụ huynh.
Thí sinh lo 'thiệt thòi' vì xét tuyển IELTS, các đại học nói gì?
Các trường ĐH ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khiến các thí sinh dự định dùng điểm thi tốt nghiệp để xét đại học cảm thấy thiệt thòi, điều này có đúng không?