Đây cũng là biện pháp để ngành du lịch “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả của dịch Covid-19, cũng như thu hút khách du lịch đến với tỉnh ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trước đó, tháng 11/202, Đà Nẵng cũng đưa vào hoạt động ứng dụng Vr360 “Một chạm đến Đà Nẵng”, cung cấp tiện ích để du khách có thể thực hiện tour du lịch Đà Nẵng tại chỗ, hướng đến sự an toàn và sức khỏe của trong giai đoạn dịch Covid-19.
Đáng chú ý, cả Huế và Đà Nẵng còn phát triển các ứng dụng Hue-S và Danang Smart City phục vụ cho phát triển thành phố thông minh. Đây là các “siêu ứng dụng” để kết nối người dân và chính quyền, nhằm phát triển hạ tầng cho chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Theo Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin ở Việt Nam – Vietnam ICT Index 20202, công bố ngày 27/4/2021, Đà Nẵng đứng đầu (trong 12 năm liên tiếp) và tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thứ hai (2 năm liên tiếp) trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Để đạt được những thành tựu như trên những tỉnh thuộc vùng Trung Bộ ở trên đã tiến hành chuyển đổi số từ rất sớm, chẳng hạn như Đà Nẵng đã bắt đầu quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ từ năm 2014.
Trong phát biểu tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về Phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức ngày 16/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, cũng khẳng định, chuyển đổi số là động lực để phát triển, là một phương thức phát triển mới và vùng Trung Bộ nên chọn làm hạt nhân xuyên suốt trong giai đoạn tới năm 2030.
Theo Bộ trưởng, phát triển nhanh thì cần không gian mới và chuyển đổi số tạo ra không gian mới là không gian số và phát triển nhanh cũng cần tài nguyên mới, chuyển đổi số tạo ra một loại tài nguyên mới là dữ liệu.
Bên cạnh đó, phát triển bền vững phải dựa vào đổi mới sáng tạo, trên 80% các đổi mới sáng tạo, trên 80% các kỳ lân công nghệ thế giới là trên môi trường số, là sử dụng công nghệ số. Đổi mới sáng tạo bây giờ cũng chủ yếu trong chuyển đổi số.
Ngoài ra, phát triển bền vững còn cần hiệu quả cao. Chuyển đổi số tạo ra 3 xu thế lớn là phi trung gian hoá, phi tập trung hoá và phi vật chất hoá, và đó đều là các xu thế làm cho nền kinh tế có sức chống chịu hơn, hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động.
Những nội dung trên có thể nói đang được Đà Nẵng và Huế áp dụng rất thành công khi tiến hành chuyển đổi số. Tuy nhiên, để vùng Trung Bộ phát triển hơn nữa trong thời gian tới, các tỉnh khác của vùng cần đẩy nhanh chuyển đổi số và hỗ trợ nhau để phát triển một cách đồng đều hơn nữa.
Xem lại toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về phát triển kt-xh vùng Trung Bộ tại đây.