Chiều 29/7, Ban Chỉ đạo xây dựng đề án Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 do Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn làm việc với Bộ TT&TT.
Trưởng Ban Kinh tế Trần Tuấn Anh cho biết, Đề án Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 sẽ trình Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 tới đây.
Theo ông Trần Tuấn Anh, CNH, HĐH không phải nội dung mới mà trong các quan điểm, đường lối của Đảng đều đề cập từ rất sớm và coi đó là trọng tâm, nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển và sự nghiệp xây dựng đất nước.
Đây là Bộ thứ hai Ban Chỉ đạo tới làm việc trực tiếp sau khi có dự thảo 1 của đề án. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ TT&TT đối với công việc này.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Bộ TT&TT góp ý kiến một số nội dung. Cụ thể là quan điểm, ý kiến của Bộ về cách tiếp cận, tư duy mới về mô hình, chính sách CNH, HĐH của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới hiện nay và của giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hay như việc phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH tới đây như thế nào; chính sách nào để phát triển doanh nghiệp dân tộc.
Mô hình CNH, HĐH dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đối với sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bao trùm”, cần thêm, bớt thành tố gì…
Chuyển đổi số là một phương thức mới để thực hiện CNH, HĐH
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT thống nhất với ý kiến của Ban Kinh tế Trung ương coi mô hình gồm: Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, hệ thống chính sách.
Về mô hình, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đưa ra 3 phương án.
Phương án 1: Chuyển dịch sang mô hình CNH, HĐH dựa trên đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số có vai trò kiến tạo, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển xã hội số bền vững và bao trùm.
Phương án 2: Chuyển dịch sang mô hình CNH, HĐH dựa trên đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển xã hội số bền vững và bao trùm.
Phương án 3: Chuyển dịch sang mô hình HĐH dựa trên đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo, phát triển xã hội số bền vững và bao trùm.
Bộ TT&TT nêu rõ quan điểm chuyển đổi số là một phương thức mới để thực hiện CNH, HĐH, chỉ trong bối cảnh thời đại này mới có. CNH chủ yếu là chuyển đổi số sản xuất, là chuyển đổi số các nhà máy, thông minh hóa sản xuất, sản suất thông minh. HĐH chủ yếu là chuyển đổi số toàn xã hội, bao gồm cả Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Việt Nam đi đầu trong một số lĩnh vực mới, có tính chiến lược..
Bộ TT&TT đề xuất bổ sung công nghiệp công nghệ số là một trong những công nghiệp nền tảng mà Việt Nam ưu tiên trong thời gian tới; xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số để tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển.
Về việc có cần một bộ về phát triển kinh tế số, xã hội số như Thái Lan và một số nước, Thứ trưởng TT&TT cho rằng, cần có một bộ làm đầu mối quốc gia, xây dựng, điều phối thực thi chiến lược, kế hoạch, chương trình, hành động quốc gia về nội dung này.
Hiện thế giới có hơn 40 quốc gia đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Pháp thành lập một bộ mới, 39 nước nâng cấp bộ cũ hoặc đổi tên hoặc bổ sung chức năng chuyển đổi số, công nghệ số, kinh tế số, xã hội số… 35/40 bộ từ lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT; 5 bộ từ lĩnh vực khác như kinh tế, tài chính.
Với Việt Nam, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 48, trong đó có quy định Bộ TT&TT có chức năng quản lý nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, là đầu mối tổng hợp, tham mưu liên quan đến nội dung này. Trong đó có thành lập mới Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
“Xanh - Số - An toàn”
Góp ý tại buổi làm việc, các doanh nghiệp công nghệ thông tin nêu nhiều trăn trở liên quan đến nguồn nhân lực và mong có chiến lược, hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực về chuyển đổi số, CNTT. Các doanh nghiệp cũng mong muốn nhà nước giao các nhiệm vụ mang tính dài hạn cho một số DN lớn có tiềm lực để thúc đẩy phát triển trong quá trình CNH, HĐH.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khái quát lại định hướng tầm nhìn CNH, HĐH cho Việt Nam đến năm 2030 bằng 3 chữ: “Xanh - Số - An toàn”. Trong đó, xanh là môi trường; số là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số; An toàn là an sinh xã hội, việc làm, trật tự an toàn…
Theo Bộ trưởng, có một số nước gần giống như thế này như Hàn Quốc có chiến lược chuyển đổi quốc gia 10 năm tới thành quốc gia thông minh, quốc gia an toàn.
Tuy nhiên nội hàm các nước rất khác nhau. Vì vậy, quan trọng là nội hàm Việt Nam trong những từ này.
“Xanh – Số - An toàn thì ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, ai cũng có thể làm để biến thành toàn dân, toàn diện. Việt Nam khi nào biến nó thành toàn dân thì thành công”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ghi nhận những ý kiến đóng góp rất tâm huyết và trách nhiệm. Đáng chú ý là Bộ TT&TT đã trả lời được những câu hỏi gợi ý cụ thể, xác đáng, toàn diện; gợi mở những vấn đề mới, sâu rộng về các nội dung được quan tâm.
Ông khẳng định, những thông tin hôm nay là nguồn tư liệu quan trọng, hữu ích để xây dựng, hoàn thiện đề án trình Trung ương trong thời gian sắp tới.
Thủ tướng: Cần có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số
2022 sẽ là năm chuyển đổi số báo chí
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 vào sáng 21/1.
'Một vài km đường cao tốc có thể chuyển đổi số cả ngành Nội vụ'
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, so với các hạ tầng khác thì chuyển đổi số không tốn kém. “Một vài km đường cao tốc thì có thể chuyển đổi số cả ngành nội vụ”, ông nói.
Chuyển đổi số để thay đổi văn hóa giao thông
Hiện nay, căn cước công dân gắn chíp có nhiều trường thông tin được tích hợp. Nhiều người muốn biết về việc tích hợp bằng lái xe trong quản lý phương tiện giao thông và đảm bảo an toàn trật tự giao thông?