Đây là vở diễn đầu tiên xây dựng về vị Thần Long Đỗ được thờ tại đền Bạch Mã, một trong Tứ trấn Thăng Long của Hà Nội.

Vở diễn đặc sắc được xây dựng với phần viết nhạc, hoà âm phối khí của các nhạc sĩ: NSND Huỳnh Tú, NSND Nguyễn Tiến, NSƯT Thành Nam, Lê Minh Sơn, Minh Đạo; đạo diễn Vạn Nguyễn (Huy Quang) viết kịch bản và làm Tổng đạo diễn; chỉ đạo nghệ thuật - NSƯT Tấn Minh và 2 Giám đốc âm nhạc - NSƯT Ngọc Anh, NSƯT Thành Nam. 

z5077666878094 01edc665d4ac242457bc447421b471b1.jpg
Vở diễn Thành Hoàng Quốc Đô đã sân khấu hoá truyền thuyết nổi tiếng của đất kinh kỳ ngàn năm văn vật, đó là truyền thuyết về Thần Long Đỗ giúp vua Lý Công Uẩn xây thành. 

BTC cho biết, ê-kíp đã xây dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt này với những tác phẩm ca, múa, nhạc kết hợp hiệu ứng công nghệ làm nổi bật các di sản văn hoá của Thăng Long - Hà Nội, vừa mang phong cách truyền thống của Nhà hát, vừa đảm bảo tính hấp dẫn, sáng tạo, thu hút khán giả thưởng thức nghệ thuật.

z5077666867558 c3bdc378b688dc000f8cacb320041813.jpg
Vở diễn có sự tham gia của gần 50 nghệ sĩ.

Vở diễn Thành Hoàng Quốc Đô đã sân khấu hoá truyền thuyết nổi tiếng của đất kinh kỳ ngàn năm văn vật, đó là truyền thuyết về Thần Long Đỗ giúp vua Lý Công Uẩn xây thành. Câu chuyện nhuốm màu sắc thần thoại nhưng qua đó thể hiện khí phách Thăng Long, tinh thần quyết tâm dựng xây phát triển vượt qua mọi khó khăn thử thách; đồng thời cũng thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc với sức mạnh tinh thần to lớn, từ đó khởi sinh sức mạnh chiến thắng mọi khó khăn gian khổ.

Với hình thức biểu diễn ca múa nhạc với sự tham gia của gần 50 diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc công, đội ngũ hậu đài, vở diễn Thành Hoàng Quốc Đô đã mang đến cho khán giả Hà Nội cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa, tâm linh của người Việt đất Kinh kỳ.

Chương trình với những tiết tấu âm nhạc kịch tính, mạnh mẽ, hào sảng, tươi sáng, khí thế, đầy sức sống… đã tạo nên cảm xúc khó quên cho khán giả, đồng thời cũng là khúc ca hùng tráng về sức mạnh tâm linh của vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi trung tâm trời đất, rồng chầu hổ phục, muôn núi chầu về trăm sông hội tụ đất Thăng Long.

Trích đoạn vở diễn: