Tasha Luck, 25 tuổi, một thợ làm bánh đến từ Anh, được kê đơn thuốc tránh thai ở tuổi 15 để giúp giảm bớt nỗi đau đớn trong kỳ kinh nguyệt. Cô đã dùng nó được ba tuần trong tháng với thời gian nghỉ bảy ngày ở giữa, theo lời khuyên của bác sĩ.

Nhưng vào năm 2014, sau khi đọc được thông tin trên mạng rằng có thể dùng thuốc liên tục mà không bị tác dụng phụ, Tasha đã thay đổi thói quen của mình và ngày nào cũng dùng thuốc.

{keywords}

Tasha bắt đầu uống thuốc tránh thai từ năm 15 tuổi để giúp giảm bớt nỗi đau kỳ kinh nguyệt.

Bốn năm sau, Tasha bắt đầu cảm thấy kiệt sức về thể chất nên đã đi xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy cô có chức năng gan bất thường, nồng độ phosphatase kiềm (ALP) tăng cao. Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm và chụp CT cho cô gái trẻ và phát hiện một khối u dài 15cm trong gan đang phát triển mạnh mẽ.

Từ đầu năm 2019, Tasha đã ngừng dùng thuốc tránh thai và khối u dường như thu nhỏ lại. Sau đó, cô đã trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 5 giờ đồng hồ để loại bỏ khối u. Các bác sĩ cho biết nếu khối u không được chú ý và không được cắt bỏ, cô sẽ có nguy cơ tử vong khi mang thai. Sự phát triển của đứa trẻ sẽ thúc đẩy khối u phát triển, vỡ ra và gây xuất huyết nghiêm trọng.

“Ban đầu tôi được đề nghị bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai trong kỳ kinh nguyệt đầy đau đớn của mình”, Tasha chia sẻ, “Vào năm 2014, tôi đã uống thuốc liên tục nhưng mãi đến bốn năm sau tôi mới cảm thấy tác dụng phụ, và kết quả thật đau đớn nhưng may mắn khối u đó không phải là ung thư”.

{keywords}

Tasha đã trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 5 giờ để loại bỏ khối u.

Chuyên gia cho biết thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen có thể kích thích một số tế bào ung thư phát triển, bình thường khối u sẽ ở vú hoặc cổ tử cung. Nhưng đối với hầu hết phụ nữ, thuốc tránh thai đều an toàn và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng rất thấp.

Cuộc phẫu thuật đã cắt bỏ hơn một nửa gan của Tasha, bao gồm khối u và một phần gan khỏe mạnh. Nhưng sau cuộc phẫu thuật, giờ đây Tasha tự tin rằng cô và chồng, Lydon, 30 tuổi, sẽ có thể bắt đầu một gia đình mới vào năm tới. 

Qua câu chuyện của mình, Tasha muốn khuyên phụ nữ nên cẩn thận khi uống thuốc tránh thai vì nó có thể mang lại tác dụng phụ khôn lường.

{keywords}

Tasha và chồng hạnh phúc vì cô đã khỏi hoàn toàn và có thể sinh con.

Thuốc tránh thai có gây ung thư?

Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ giữa ung thư vú và thuốc tránh thai. Kết quả hiện tại cho thấy rằng những người sử dụng tất cả các loại biện pháp tránh thai nội tiết tố có nguy cơ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cao hơn một chút so với những phụ nữ không sử dụng chúng. 

Tuy nhiên, 10 năm sau khi bạn ngừng uống thuốc, nguy cơ ung thư vú của bạn trở lại bình thường. Nghiên cứu cũng đã đề xuất mối liên hệ giữa thuốc viên và nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung và một dạng ung thư gan hiếm gặp. 

Tuy nhiên, thuốc này cung cấp một số bảo vệ chống lại ung thư tử cung (nội mạc tử cung), ung thư buồng trứng và ung thư ruột kết.

Thuốc tránh thai chứa estrogen và được biết là estrogen có thể kích thích các tế bào ung thư vú phát triển, khả năng estrogen tăng thêm làm tăng nguy cơ ung thư vú đã được công nhận trong một thời gian. 

An An (Dịch theo Dailymail)

Ca sĩ trẻ nổi tiếng chia sẻ nỗi hối hận sau khi bơm mông, độn ngực

Ca sĩ trẻ nổi tiếng chia sẻ nỗi hối hận sau khi bơm mông, độn ngực

Từ những trải nghiệm của mình, Sophie đưa ra lời cảnh báo cho mọi người về việc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ không mang lại hiệu quả bền lâu.