“Lần đầu tiên về nhà bạn trai sau 3 năm quen biết, mình khóc như mưa. Cảm giác như mình bị lừa vì đường đi quá khó khăn, phải đi bộ cả tiếng đồng hồ và trèo qua 4 ngọn đồi".

Triệu Thị Dung (SN 1989, quê Võ Nhai, Thái Nguyên) tâm sự.

Hiện tại, Dung đã kết hôn. Chồng của Dung chính là người đã gắn bó với cô suốt quãng thời gian học cao đẳng. Hai vợ chồng đã sinh được một cô con gái. Cuộc sống chưa mấy khá giả nhưng ngôi nhà luôn rộn rã tiếng cười.

Dung luôn nói về chồng và gia đình chồng với giọng đầy trân trọng và cảm mến. Tuy nhiên, cô cũng cho biết, để đến được hạnh phúc này, cô và chồng đã trải qua rất nhiều khó khăn và nỗ lực.

“Mình và anh bằng tuổi nhau, ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Thế nhưng, mình ở thị trấn, còn anh ở xã. Cả hai chỉ biết nhau khi học chung tại trường cao đẳng Cơ khí luyện kim.  Quen nhau được 2 năm thì mình chính thức nhận lời yêu anh. 1 năm sau khi yêu, mình về nhà anh chơi”- Dung cho biết.

{keywords}
Con đường về nhà chồng đầy khó khăn khiến Dung hoảng hốt.

Cứ nghĩ, ở cùng huyện với nhau, nhà bạn trai sẽ không khác biệt nhiều so với nhà mình. Tuy nhiên, đi chơi rồi cô mới thấy hoảng hốt.

“Hai đứa đi xe về quê ở xã Dân Tiến. Đang đi thì anh dừng lại, bảo gửi xe rồi đi bộ. Cứ nghĩ, đoạn đường đi bộ chỉ vài chục mét nhưng rồi anh dẫn mình đi mãi đi mãi. Hai đứa phải leo qua 4 quả đồi, mất hàng tiếng đồng hồ mới đến được một căn nhà” - Dung nhớ lại.

Nhìn thấy căn nhà, cô gái khóc như mưa như gió. “Căn nhà nhỏ, mái lợp ngói và tường bưng bằng gỗ ván. Tuy nhiên, điều khiến mình sốc nhất là quãng đường vào nhà. Đi quãng đường đó, cảm giác như mình bị lừa nên về đến nhà nước mắt cứ thế tuôn ra” - cô gái sinh năm 1989 bộc bạch.

Thấy hoàn cảnh nhà bạn trai quá khó khăn, Dung có phần sốc. Nhưng sau khi tiếp xúc với những con người trong căn nhà ấy, cô lại thấy gần gũi và yêu thương nơi này hơn.

“Nhà anh ấy sống giữa đồng bào Mông. Hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố anh ấy mất sớm, một mình mẹ nuôi 6 anh chị em ăn học. Vì vậy, mình thấy rất cảm phục” - Dung bộc bạch.

“Quan trọng hơn, trong thời gian bên nhau, mình nhận thấy anh ấy là người chân thật, chịu khó và yêu thương mình thật lòng. Vì vậy, mình đã gắn bó với anh suốt những năm tháng học tập tại trường cao đẳng” - Dung nói tiếp.

{keywords}
Cặp đôi chụp ảnh trước cửa căn nhà của gia đình bạn trai

Ra trường, Dung xin được việc ở ủy ban xã, còn chàng trai tiếp tục học lên đại học. Tình yêu của họ chỉ được kết nối qua tin nhắn và những cuộc điện thoại.

“Nhà khó khăn nên sau giờ học là anh đi làm thêm. Mỗi tháng anh chỉ về một lần. Thế nhưng, tình yêu của bọn mình không hề phai nhạt. Cả hai hẹn nhau sẽ làm đám cưới khi anh ra trường” - cô gái sinh năm 1989 cho biết.

Thế nhưng, khi người yêu ra trường, đám cưới chuẩn bị diễn ra thì một tai nạn lại bất ngờ ập tới. “Anh ấy bị một ô tô lao vào khi đang đi trên đường. Vụ va chạm khiến anh bị chệch khớp háng, đổ máu và bất tỉnh”. “Khi tỉnh lại, bác sĩ hỏi anh số điện thoại của người thân và anh đã đọc số của mình” - Dung cho biết.

Cô lập tức lái xe đến bệnh viện tỉnh Thái Nguyên, nơi bạn trai mình đang được cấp cứu để chăm sóc và động viên.

“Mình xuống đến nơi thì mẹ và anh chị của anh ấy cũng đến. Tuy nhiên, mình vẫn ở lại để cùng mọi người chăm anh”.

{keywords}
Nhiều năm trôi qua, Dung vẫn giữ được tấm ảnh cô chụp cùng bạn trai khi chăm sóc anh tại bệnh viện.

Dung phụ các anh chị đưa bạn trai đi khám, chụp chiếu, đưa vào phòng phẫu thuật…, hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh rồi mang bô đi đổ.

Dung chia sẻ, đó là lần đầu tiên cô làm những công việc này nên lúng túng và rất sợ hãi. Tuy nhiên, vì tình yêu, cô vẫn quyết tâm vượt qua.

“Anh ấy rời bệnh viện nhưng phải mất nửa năm mới đi lại bình thường. Vì vậy, đám cưới của bọn mình phải hoãn đến 1 năm sau mới được tiến hành”- Dung nhớ về chuyện cũ.

Trước ngày cưới, Dung cho biết, cặp đôi chỉ chụp 1 tấm ảnh chung chứ không làm album cưới như những cặp đôi khác.

Họ vẫn phải đi bộ để đến được căn nhà của chú rể. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, con đường này đã được xây dựng bằng bê tông nên đi lại đỡ khó khăn hơn.

“Bọn mình chỉ phải đi bộ một đoạn ngắn là đến nhà. Nhưng sau này, khi có bầu, mình và anh thuê nhà ở gần chỗ làm để tiện đi lại hơn. Hàng ngày, mình đi làm ở xã, tranh thủ nuôi lợn, nuôi gà để kiếm thêm thu nhập. Anh thì làm việc cho một hãng taxi, cuộc sống nhẹ nhàng nhưng mình thấy đủ” – Dung nói.

{keywords}
Dung cho biết, vì hoàn cảnh, hai vợ chồng chỉ chụp chung với nhau 1 bức ảnh này để treo tường chứ không làm album ảnh cưới như các cặp đôi khác. 

Nguyễn Văn Tỵ - bạn trai và sau này là chồng của Dung cũng xác nhận những việc này.

Anh cho biết, thời gian bị tai nạn là khoảng thời gian rất khó khăn với anh. Tuy nhiên, nhờ có sự động viên của gia đình và đặc biệt là của Dung, anh đã vượt qua.

“Ngoài mẹ và các anh chị, Dung đã ở bên tôi và hỗ trợ tôi rất nhiều. Cô ấy phải xin nghỉ phép, có lúc còn phải đi đi về về 50 km để chăm tôi” - người đàn ông SN 1989 cho biết.

Anh cũng cho rằng, có lẽ vì những biến cố đó nên cả hai đều thấy trân quý nhau hơn. Cuộc sống hôn nhân của họ cũng vì thế mà hạnh phúc hơn.

Kết viên mãn với chồng đại gia của nữ Việt Kiều qua hai lần đò

Kết viên mãn với chồng đại gia của nữ Việt Kiều qua hai lần đò

Tôi kể ra câu chuyện cuộc đời đẫm nước mắt và một cái kết viên mãn của mình để các bạn thấy cuộc đời này vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp.

Nỗi đau sâu thẳm sau hôn nhân của nữ tiếp viên xinh đẹp

Nỗi đau sâu thẳm sau hôn nhân của nữ tiếp viên xinh đẹp

Sau ly hôn, tôi trúng tuyển vào một hãng hàng không nước ngoài, trở thành tiếp viên cho các chuyến bay. Cuộc hôn nhân cũ đã lùi sâu vào dĩ vãng nhưng thỉnh thoảng vẫn khiến tim tôi nhói đau...

Mẹ đơn thân Việt kiều tay trắng nuôi 2 con sau sóng gió hôn nhân

Mẹ đơn thân Việt kiều tay trắng nuôi 2 con sau sóng gió hôn nhân

Nhiều lần mệt mỏi, chán nản quá, tôi định cầm dao lam rạch tay quyên sinh nhưng nhìn 2 đứa nhỏ, mình lại vứt dao xuống đất rồi òa khóc.

Minh Anh