Tại tọa đàm “35 năm vì nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chiều nay, 23/6, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhắc lại, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (XHCN), Đảng ta nhấn mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

{keywords}
Tiến sĩ Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm

 “Chúng ta có nhà nước pháp quyền XHCN chưa? Tôi cho là con đường còn dài”, ông Hà Hùng Cường cho rằng chính điều này đặt sự nghiệp báo chí góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền còn rộng và dài.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng dù con đường còn dài nhưng đã có những bước đi rất quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Ý thức xây dựng pháp quyền, người dân sống và theo pháp luật ngày càng rõ hơn.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đặt ra, theo ông Lợi, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề đặt ra là pháp luật phải đi vào cuộc sống. Chính điều này đặt ra trách nhiệm và vai trò của báo chí rất quan trọng.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam lưu ý, cùng với đề cao tính chiến đấu, báo chí cần đảm bảo tính nhân văn ở cả trên phương diện phản ánh trên mặt báo cũng như hoạt động của mỗi toà soạn.

{keywords}
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi

 

“Chiến đấu để bảo vệ cái đúng, chống cái ác, cái xấu, cái cản trở nhưng vẫn phải bảo vệ được tính nhân văn. Có như thế báo chí mới hoàn thành được nhiệm vụ và củng cố được vị trí trong lòng độc giả”, ông Lợi nói.

TS Nguyễn Thúy Hiền, Phó chánh án TAND tối cao nhìn nhận, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Trong đó phải kể đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn và có những bước tiến trong hoạt động.

Vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của nhà nước được xác định rõ hơn và trong tổ chức thực hiện đã có những bước tiến nhất định.

Theo bà Hiền, trong thành tựu này có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí. 

Để tiếp tục góp phần vào xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN trong thời gian tới, bà Hiền đề nghị báo chí tập trung tuyên truyền về tăng cường pháp chế XHCN trên cả ba lĩnh vực: xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Nhiều ý kiến tại tọa đàm cũng đề nghị báo chí phải đi đầu xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật, nêu gương những điển hình tốt, phê phán những thói hư tật xấu, những hiện tượng hủ bại trong xã hội; quán triệt tinh thần “bút sắc, lòng trong”.

Đặc biệt, báo chí cần tăng cường nhiều hơn nữa các tuyến bài đấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng, các hiện tượng vi phạm pháp luật; đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch thường xuyên lợi dụng, nói xấu kích động.

Thu Hằng 

Trung tướng Lương Tam Quang: Âm mưu chống phá của thế lực thù địch ngày càng thâm độc

Trung tướng Lương Tam Quang: Âm mưu chống phá của thế lực thù địch ngày càng thâm độc

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn.