Đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền, CEO Facebook đã công kích trực diện Apple và cáo buộc “nhà Táo” lợi dụng ưu thế nền tảng để “cạnh tranh không lành mạnh”. Đồng thời, Mark Zuckerberg nhận định Apple đã đưa ra một “tuyên bố gây hiểu lầm” về quyền riêng tư của người dùng.

{keywords}
Công kích Apple, Mark Zuckerberg “ủ mưu” biến Facebook trở thành nạn nhân?

Trước phát ngôn “Chúng tôi ngày càng coi Apple là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình” của CEO Facebook, một số nhà phân tích tin rằng đây là động thái “chuyển giao mâu thuẫn”. Zuckerberg dường như cố tình cho rằng Apple mạnh hơn Facebook, do đó coi Facebook là “nạn nhân”. 

Theo thông tin từ Washington Post vào ngày 28/1, người đứng đầu Facebook đã đưa ra nhận xét trong cuộc họp hội nghị về thu nhập hàng quý lần thứ 27. Zuckerberg “tố” Apple đang tận dụng nền tảng này để nhanh chóng trở thành một trong những “đối thủ cạnh tranh lớn nhất” của Facebook. Chính việc cài đặt sẵn iMessage trong iPhone đã giúp dịch vụ nhắn tin tức thời này được sử dụng rộng rãi nhất tại Mỹ. “iMessage là dịch vụ phổ biến nhất ở Mỹ. Tôi nghĩ điều này là do họ (Apple – PV) đã cài đặt sẵn trên iPhone, mang lại lợi thế cho iMessage mà các ứng dụng khác không có”.

Zuckerberg cũng nói rằng việc Apple đầu tư ngày càng nhiều vào dịch vụ nhắn tin tức thời cho phép "nhà Táo" cạnh tranh với các ứng dụng nền tảng iOS khác như Facebook. “Apple hoàn toàn có thể sử dụng sự thống trị nền tảng để can thiệp vào phương thức hoạt động của Facebook cũng như các ứng dụng khác và họ thường xuyên làm như vậy", CEO Facebook nói.

Theo Wall Street Journal, trong hệ điều hành iOS14 sắp tới, Apple sẽ cho phép người dùng hạn chế việc thu thập dữ liệu cụ thể của ứng dụng bên thứ ba. Sự thay đổi có thể xảy ra cũng khiến Zuckerberg không hài lòng bởi “mặc dù Apple có thể lập luận rằng họ làm với mục đích giúp đỡ mọi người song những biện pháp này rõ ràng là phù hợp hơn với lợi ích cạnh tranh của họ”.

Đồng thời, CEO Facebook hướng mũi nhọn vào chính sách bảo mật hiện tại của Apple với những tuyên bố sai lầm về quyền riêng tư của người dùng. Apple khẳng định chương trình iMessage được mã hóa và đủ để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhưng công ty vẫn giữ một bản sao lưu riêng về thông tin cá nhân của người dùng. Zuckerberg nói rằng ngược lại, WhatsApp của Facebook sẽ không làm điều này. 

“Phát súng” của Zuckerberg đã khơi dậy sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông Mỹ trong cùng ngày. Hãng tin AP cho rằng việc CEO Facebook công khai lên án Apple là “hiếm thấy” và tờ Wall Street Journal nhận định động thái của Zuckerberg là “không đặc biệt”.

Trước đó, Zuckerberg bị chất vấn tại phiên điều trần của Hạ viện vào năm 2019 và cả năm 2020.

Theo quan điểm của Washington Post, Zuckerberg dự định định hình công ty là “một nhà cung cấp dịch vụ đối mặt với mối đe dọa cạnh tranh lớn” hơn là một công ty độc quyền, trong khi Facebook đang đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền . Đồng thời, mục đích của hành động này nhằm cho thấy đối thủ Apple mạnh hơn Facebook.

Xét về tổng giá trị thị trường, Apple hiện đứng đầu với 2,4 nghìn tỷ USD và Facebook, với tổng giá trị thị trường khoảng 800 tỷ USD, hiện đứng thứ 6 trên toàn cầu. Theo báo cáo tài chính công bố ngày 27/1/2021, từ tháng 10 đến tháng 12/2020, doanh thu quý 1 của Facebook đạt 28,07 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ sở người dùng hàng tháng tăng 12% lên 2,8 tỷ. Tính đến hết năm 2020, tổng số nhân viên của Facebook đạt 58.604 người, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kể từ năm 2020, Facebook liên tục bị các cơ quan quản lý liên bang và đa bang của Mỹ điều tra chống độc quyền. Các nhà quản lý ngày càng tin rằng, gã khổng lồ mạng xã hội toàn cầu đã tìm cách thâu tóm hoặc loại bỏ tất cả các đối thủ trong lịch sử 17 năm của mình một cách có hệ thống và sử dụng phương pháp bất hợp pháp để trở thành một trong những công ty dịch vụ kỹ thuật số có lợi nhuận cao nhất trên thế giới.

Trong các vụ kiện chống độc quyền mà Facebook phải đối mặt, việc mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram vào năm 2012 và mua lại ứng dụng nhắn tin tức thời WhatsApp vào năm 2014 trở thành tâm điểm. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã xem xét các vụ mua lại này vào thời điểm đó, nhưng không có động thái ngăn chặn cụ thể.

Vào tháng 10 năm ngoái, ủy viên chống độc quyền của Hạ viện Mỹ đã công bố một báo cáo điều tra về 4 gã khổng lồ công nghệ bao gồm Facebook, Amazon , Google và Apple, xác định Facebook là “công ty độc quyền và thống trị”. Theo báo cáo, Facebook đã hình thành một hiệu ứng mạng mạnh mẽ với chi phí chuyển nhượng cao cho người dùng và lợi thế dữ liệu khổng lồ. “Vị thế độc quyền của Facebook được bảo vệ mạnh mẽ và các đối thủ trên thị trường khó có thể bị lung lay”.

Phong Vũ

Vì sao Google, Facebook mua tin tức khắp nơi nhưng kiên quyết từ chối Australia?

Vì sao Google, Facebook mua tin tức khắp nơi nhưng kiên quyết từ chối Australia?

Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến ở Australia thực ra xoay quanh quyền quyết định và vị thế đàm phán. Google và Facebook được hiểu là đang cố gắng duy trì vị thế trong quyết định chi trả cho báo chí.