Nexperia là một công ty Hà Lan song 100% thuộc về Wingtech Technology của Trung Quốc. Trả lời CNBC, công ty này cho biết đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Đặt tại Newport, South Wales, nhà máy chip của Newport Wafer (NWF) xây dựng từ năm 1982 và là một trong số ít đơn vị sản xuất bán dẫn của Anh. Nexperia dự kiến thông báo thương vụ vào ngày thứ Hai hoặc thứ Ba tuần sau, theo nguồn tin.
Người phát ngôn của Nexperia chia sẻ “đang trong các cuộc thảo luận có tính xây dựng với NWF về tương lai của NWF. Cho tới khi đi tới kết luận, chúng tôi không thể bình luận gì thêm”.
Thương vụ diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng chip toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, khiến ngày càng nhiều quốc gia muốn tự cường bán dẫn. Phần lớn chip ngày nay được sản xuất tại châu Á, trong đó TSMC, Samsung và SMIC nằm trong số những tên tuổi lớn nhất thế giới.
Tom Tugendhat, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Trung Quốc của chính phủ Anh bày tỏ sự quan ngại về khả năng NWF bị thâu tóm trong thư gửi Bộ trưởng Kinh doanh Anh Kwasi Kwarteng hồi tháng 6.
“Tôi phải nhấn mạnh một lần nữa rằng việc một pháp nhân Trung Quốc thôn tính một nhà máy xử lý và phát triển công nghệ bán dẫn và silicon 200mm hàng đầu của Anh đại diện cho nguy cơ an ninh quốc gia và kinh tế nghiêm trọng”, thư của ông viết.
Ông hối thúc chính phủ Anh xem xét thương vụ theo Đạo luật Đầu tư và An ninh quốc gia được giới thiệu hôi tháng 4. Đây là đạo luật nhằm bảo vệ các hãng công nghệ quốc gia trước khả năng bị nước ngoài thâu tóm.
Theo phát ngôn viên chính phủ, họ đã biết về thỏa thuận tiềm năng giữa Nexperia và NWF. Họ chưa thể can thiệp vào thời điểm này song sẽ m theo dõi vụ việc kỹ lưỡng và không ngần ngại sử dụng quyền hạn của đạo luật. Ngành bán dẫn đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế Anh.
Mức giá 87 triệu USD cho NWF thấp hơn nhiều mức giá 900 triệu USD mà Texas Instruments báo sẽ trả để mua nhà sản xuất chip Micron tuần này. NWF đang có một số món nợ lớn, bao gồm nợ 20 triệu bảng Anh với HSBC và 18 triệu bảng Anh với chính quyền Welsh. Trong khi đó, CEO Drew Nelson sẽ nhận được khoảng 15 triệu bảng Anh nếu thương vụ thành công.
NWF chuyên sản xuất chip dùng trong các ứng dụng cung cấp năng lượng cho ngành công nghiêp xe hơi.
Trước đó, hãng thiết kế chip Arm – vốn được xem là viên ngọc quý của ngành công nghệ Anh quốc – đồng ý bán mình cho gã khổng lồ chip Nvidia của Mỹ với giá 40 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ đang bị điều tra trên toàn cầu sau khi Qualcomm và các hãng chip khác phản đối.
Du Lam (Theo CNBC)
Các hãng chip kiếm đậm trong khủng hoảng bán dẫn, trừ Samsung
Báo cáo của hãng nghiên cứu TrendForce chỉ ra doanh thu gộp của 10 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới lập kỷ lục 22,75 tỷ USD trong quý I.